Tiếp tục chuỗi bài viết dành cho các bạn đang có nhu cầu tìm việc hoặc chuyển việc tại Nhật, hôm nay LocoBee sẽ gửi đến bạn kiến thức cơ bản cũng như xu hướng và đặc điểm của ngành kinh tế chia sẻ (Sharing economy).
Có thể bạn quan tâm:
Kiến thức cơ bản
Nền kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) là quá trình cho vay, đi vay và mua bán qua trung gian hàng hóa, địa điểm và kỹ năng không được sử dụng thông qua Internet. Đã từng có văn hóa chia sẻ như trang tuyển sinh và bài giảng mẹ – con nhưng với sự phát triển của Internet và sự xuất hiện của các công ty trung gian, các cá nhân được kết nối với nhau và thị trường ngày càng mở rộng. Các cá nhân có thể dễ dàng trở thành nhà cung cấp.
Dòng chảy từ “sở hữu” sang “chia sẻ” trở nên mạnh mẽ hơn, là nghịch cảnh cho việc mua bán đồ đã sản xuất sẵn nhưng nó cũng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế. Trong các giao dịch giữa các cá nhân, điều quan trọng là phải loại bỏ được các hành vi bất hợp pháp và đảm bảo an toàn thông qua việc xác định và đánh giá lẫn nhau.
Xu hướng gần đây
Nền kinh tế chia sẻ ở Nhật Bản đang mở rộng chủ yếu ở lĩnh vực chia sẻ xe hơi, chia sẻ văn phòng và chỗ ở và các dịch vụ chia sẻ kỹ năng cá nhân như nội trợ, giáo dục cũng đang trở nên sôi động.
Hệ thống chứng nhận cho các dịch vụ cũng đã bắt đầu và việc sử dụng nó có khả năng mở rộng hơn nữa. Mặt khác, chia sẻ đi xe, một trong những “nhân vật chính” của nền kinh tế chia sẻ, trong đó hành khách được chở trên xe riêng với một khoản phí bị cấm ở Nhật Bản với tên gọi “Shiro Taku”.
Uber Technologies Inc. của Hoa Kỳ và Didi của Trung Quốc cũng đang tập trung vào việc vận chuyển taxi ở Nhật Bản và sự cạnh tranh với các công ty trong nước đang ngày càng gay gắt.
Chúc các bạn trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức để có thể tự tin trong quá trình tìm kiếm việc làm ở thị trường ngành kinh tế chia sẻ nói riêng và các công việc ở Nhật nói chung.
6 giai đoạn của “công cuộc” chuyển việc ở Nhật
Theo Nikkei
bình luận