Một trong những biểu hiện văn hoá linh thiêng của Nhật Bản là bùa hộ mệnh được gọi là Omamori. Cùng tìm hiểu về văn hoá này ngay sau đây nhé!
Nội dung bài viết
21 điều thú vị về văn hoá ngày Tết Nhật Bản
Nguồn gốc
Omamori là bùa hộ mệnh có ở các chùa Phật giáo và đền thờ Shinto. Những tấm bùa được cho là có tác dụng xua đuổi tai họa và mang lại may mắn cho người sở hữu. Thông thường nó là các mảnh giấy hoặc gỗ in các biểu tượng tôn giáo như tên của các vị thần, thần chú và các ký tự tiếng Phạn. Omamori được đặt ở cửa ra vào hoặc trên dầm chính của các tòa nhà hoặc mang theo bên người.
Omamori bắt nguồn từ Shinto với niềm tin rằng các linh hồn hoặc thần linh cư ngụ trên mọi vật thể. Vào thời cổ đại, đá hay mảnh gỗ và các thứ khác có nguồn gốc từ thiên nhiên được đặt trong các ngôi nhà hoặc gần các khu định cư với niềm tin rằng linh hồn cư ngụ ở đó sẽ tránh được tai họa. Nghi thức này cuối cùng cũng được các chùa và đền thờ áp dụng. Họ bắt đầu cung cấp cho các giáo dân những tấm bùa hộ mệnh.
Ý nghĩa
Omamori gần như có ở tất cả các dịp của cuộc đời 1 người Nhật bao gồm sức khỏe và tuổi thọ, thành công trong học tập và các mối quan hệ, sinh con an toàn và nội trợ, thành công trong kinh doanh, an toàn trong giao thông. Omamori thường được mua để sử dụng cho mục đích cá nhân nhưng cũng có thể được dùng làm quà tặng, kể cả cho những người ốm với hy vọng họ sẽ bình phục hoặc cho các học sinh đang chuẩn bị cho kì thi.
Omamori có nhiều kiểu dáng khác nhau bao gồm mặt dây chuyền, mũi tên bằng gỗ và tượng nhỏ. Omamori điển hình nhất là 1 chiếc túi nhỏ giống như chiếc ví. Vào dịp Hatsumode – lần đầu tiên đến thăm đền thờ trong năm mới – là thời điểm người Nhật hay mua Omamori với hy vọng có nhiều may mắn trong những thời gian tới. Người dân có thể trả lại các bùa hộ mệnh cũ vào thời điểm này, sau đó đền thờ hoặc chùa sẽ đốt trong 1 buổi lễ.
Điểm riêng biệt
Một số ngôi chùa và đền thờ có những Omamori được coi là có hiệu lực lớn hơn và được một số nhóm người nhất định rất coi trọng.
Đền Mitsumine, tỉnh Saitama là 1 “địa điểm quyền lực” nổi tiếng. Mọi người từ khắp vùng Kanto đến thăm đền thờ để mua Omamori ở đây.
Đền Suitengu từ lâu đã gắn liền với việc may mắn trong sinh nở và Omamori của nó rất được các phụ nữ sắp làm mẹ yêu thích. Thông thường, phụ nữ trong tháng thứ 5 của thai kỳ đến thăm đền thờ vào ngày Tuất – ngày gắn liền với cung hoàng đạo của loài chó – loài động vật đẻ nhiều và được coi là điềm lành cho việc sinh nở – để cầu nguyện và mua một chiếc bùa hộ mệnh.
Có rất nhiều đền thờ trên khắp Nhật Bản liên kết với học giả thế kỷ thứ 9 – Thần Sugawara Michizane, người sau khi chết được tôn là Thần học tập. Bùa hộ mệnh từ các đền thờ như Dazaifu Tenmangu ở Fukuoka, Kitano Tenmangu của Osaka, và Yushima Tenjin của Tokyo rất phổ biến với học sinh, đặc biệt là trong mùa thi đầu vào.
Ngoài ra còn có những địa điểm dành cho những người tìm kiếm vận may trong tình yêu như đền Jishu của Kyoto và Daijingu của Tokyo. Omamori của cả 2 nơi đều là bùa chú phổ biến được cho là để bảo vệ các mối quan hệ.
Bạn đã có cho mình một chiếc bùa hộ mệnh?
7 điều kiêng kị không được làm vào ngày Tết ở Nhật
Giải mã ý nghĩa của từng món trong osechi ngày Tết của người Nhật
Tổng hợp LOCOBEE