Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Đối với phụ nữ mang thai trong đại dịch corona thì thông tin được quan tâm nhiều nhất là nếu bị nhiễm virus thì có lây cho em bé trong bụng không? Các báo cáo đã được đưa ra từ khắp nơi trên thế giới và có những trường hợp đáng ngờ ở Nhật Bản. Nhiều báo cáo dựa trên nghiên cứu khác nhau đã tiết lộ khả năng lây truyền từ mẹ sang con.
Vào giữa tháng 4, tỉnh Saitama xác nhận 1 ca nhiễm corona của 1 cặp mẹ con. Tại bệnh viện thành phố Warabi nơi em bé được sinh ra, 2 nữ hộ sinh được phát hiện nhiễm bệnh 4 ngày trước khi 2 mẹ con được xác nhận nhiễm bệnh. 2 mẹ con sản phụ đã được xuất viện về nhà nhưng do có tiếp xúc gần nên đã phải tiến hành kiểm tra. Theo bệnh viện, hiện vẫn chưa xác định được con đường lây nhiễm. Đã hơn 10 ngày kể từ sau khi sinh và rất có thể virus đã được truyền sang em bé. Một khả năng khác được chỉ ra là “lây truyền từ mẹ sang con”, trong đó người mẹ bị nhiễm virus và truyền từ nhau thai sang con.
Các bệnh lây truyền từ mẹ sang con là bệnh sởi, viêm gan B, viêm gan C, virus Zika… Bệnh sởi có thể gây mất thính giác và bệnh tim ở trẻ sơ sinh, virus Zika có thể gây ra các rối loạn nghiêm trọng như “bệnh đầu nhỏ” khiến não nhỏ hơn.
Sự lây truyền từ mẹ sang con của virus corona đã được chỉ ra từ rất sớm. Tháng 2 năm nay, có báo cáo ở Trung Quốc rằng 1 em bé sơ sinh đã bị nhiễm virus corona. Vào tháng 7, một nhóm nghiên cứu của Mỹ đã phân tích 39 bài báo và báo cáo rằng 936 trẻ sinh ra từ phụ nữ mang thai bị nhiễm corona đã trải qua xét nghiệm PCR dịch mũi trong vòng 48 giờ sau sinh thì có 3,2% dương tính với corona (https://www.ajog.org/article/S0002-9378(20)30823-1/fulltext#).
Có nhiều con đường khác nhau để virus xâm nhập vào em bé, chẳng hạn như nhau thai, máu dây rốn, nước ối, âm đạo và sữa mẹ. Với virus corona thì có vẻ con đường qua nhau thai được coi là mạnh nhất. Vào tháng 7, một nhóm nghiên cứu của Pháp đã công bố rằng có virus corona trong máu của người mẹ bị nhiễm corona và em bé được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ, đặc biệt là trong nhau thai của người mẹ có lượng virus nhiều nhất (https://www.nature.com/articles/s41467-020-18933-4). Người ta suy đoán rằng virus có trong máu của người mẹ đã đến thai nhi qua nhau thai.
Kinh nghiệm mang đa thai ở Nhật
Vào tháng 10, một nhóm nghiên cứu người Ý đã kiểm tra virus và kháng thể trong nhau thai, máu dây rốn, nước ối, sữa mẹ và báo cáo rằng virus đã được tìm thấy trong nhau thai và máu dây rốn (https://www.nature.com/articles/s41467-020-18933-4). Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Satoshi Hayakawa thuộc Đại học Nhật Bản đã công bố một bài báo rằng nhau thai đóng vai trò trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm từ nhau thai sang thai nhi (https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0143400420302125). Điều này được suy ra từ 1 trường hợp virus được tìm thấy trong nhau thai của người mẹ nhưng lại không có ở trẻ sơ sinh. Giáo sư Satoshi nói rằng trong trường hợp phụ nữ mang thai bị các biến chứng như huyết áp cao và tiểu đường thai kì khiến chức năng miễn dịch bị suy yếu thì virus có thể truyền qua nhau thai sang em bé.
Giáo sư Akihiko Sekizawa, khoa Phụ sản của Đại học Showa cho biết, mặc dù có những trường hợp đáng ngờ ở Nhật Bản nhưng không có trường hợp nào được chứng minh là lây truyền từ mẹ sang con. Ông nói “Không cần phải lo lắng quá nhưng phụ nữ mang thai nên cẩn thận tránh đám đông và cẩn thận để không mang virus vào gia đình”.
Chính sách mới dành cho phụ nữ mang thai đang đi làm áp dụng trong đại dịch
Theo asahi
bình luận