Tiếp tục chuỗi bài viết dành cho các bạn đang có nhu cầu tìm việc hoặc chuyển việc tại Nhật, hôm nay LocoBee sẽ gửi đến bạn kiến thức cơ bản cũng như xu hướng và đặc điểm của ngành hàng không nhé!
Có thể bạn quan tâm:
[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!
Top 10 chủ đề tiếng Nhật bạn nhất định phải biết khi sống và học tập ở Nhật
Kiến thức cơ bản
Ngành hàng không được chia thành loại hình kinh doanh phục vụ toàn phần (Full Service Carriers – FSC) và kinh doanh giá rẻ (Low Cost Carrier – LCC). Ngoài mạng lưới đường bay rộng khắp, FSC cung cấp các dịch vụ trên chuyến bay rộng rãi cho các doanh nghiệp và khách du lịch. LCC lựa chọn và tính phí cho nhiều dịch vụ như bữa ăn trên chuyến bay, giá vé hạn chế và lấy khách du lịch là mục tiêu chính.
Các hãng FSC:
Tập đoàn ANA Holdings (HD)
Website: https://www.ana.co.jp/group/
Japan Airlines
Website: https://www.jal.co.jp/jp/ja/
Skymarks
Website: https://www.skymark.co.jp/international/en/
STARFLYERS
Website: https://www.starflyer.jp/
Sola Seed Air
Website: https://www.solaseedair.jp/
AIR DO
Website: https://www.airdo.jp/
IBEX Airlines
Website: https://www.ibexair.co.jp/
Fuji Dream Airlines
Website: https://www.fujidream.co.jp/
Các hãng LCC:
Peach Aviation
Website: https://www.flypeach.com/
Jetstar Japan
Website: https://www.jetstar.com/jp/
Vanilla Air
Website: http://www.vanilla-air.com/
Spring Airlines
Website: https://jp.ch.com/
Air Asia
Website: https://www.airasia.com/ja/jp
Xu hướng gần đây
Cho đến năm 2019, các công ty hàng không vẫn đều đặn đầu tư để tăng trưởng. Tập đoàn ANA Holdings (HD) lớn nhất Nhật Bản đã đưa vào sử dụng máy bay chở khách lớn nhất thế giới A380 của Airbus châu Âu trên đường bay Hawaii. Japan Airlines cũng đã đưa ra một loạt chiến lược liên minh quốc tế. Các công ty LCC cũng tích cực trong nỗ lực của họ trên các tuyến đường dài và trung bình.
Sự lây lan của virus corona chủng mới đã làm thay đổi chiến lược tăng trưởng của mỗi công ty. Các hãng đều quyết định giảm chuyến trên diện rộng để giảm chi phí. Tuy nhiên, việc hạn chế cả đường bay trong và ngoài nước như lần đại dịch này là có một không hai trong lịch sử hàng không. Điều này khiến cho các hãng phải gồng mình lên để “chiến đấu”.
Chúc các bạn trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức để có thể tự tin trong quá trình tìm kiếm việc làm ở thị trường ngành hàng không nói riêng và các công việc ở Nhật nói chung.
Bài viết cùng chuyên đề:
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành điện thoại di động
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành đường sắt Nhật Bản
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành bia – đặc điểm và xu hướng
Làm việc tại Nhật Bản: Ngành công nghiệp ô tô – đặc điểm và xu thế
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành robot dịch vụ – đặc điểm và xu hướng
Theo Nikkei