Gu thẩm mĩ của người Nhật được đánh giá là khá độc đáo. Trong đó có giá trị quan về thẩm mĩ được gọi là wabisabi.
Người Nhật quan niệm rằng những thứ bình lặng, đơn giản thì giá trị hơn là những thứ xa hoa. Đương nhiên suy nghĩ này không phải người nước ngoài nào cũng có thể dễ dàng hiểu được. Lần này hãy cùng tìm hiểu về màu mè, hào nhoáng và đơn giản, giản dị hay bộ đôi 派手 và 地味 trong tiếng Nhật nhé.
WABI SABI – nhận thức về vẻ đẹp của người Nhật
派手
派手 đọc là hade, từ này để chỉ vẻ ngoài, hình dạng, màu sắc sống động, lộng lẫy… Cũng có lúc dùng từ này khi ai đó có thái độ, hành vi hơi quá.
Ví dụ:
- 彼女は派手な柄の着物を着てきた。
kanojo wa hade na gara no kimono wo kite kita
Cô ấy mặc bộ kimono có hoa văn loè loẹt.
- 彼は派手な生活をしているから、お金がかかる。
kare wa hade na seikatsu wo shiteiru kara okane ga kakaru
Anh ấy sống cuộc sống hào nhoáng nên tốn kém tiền của.
Khi sử dụng 派手 cho người sẽ tạo nên hình ảnh không tốt. Như ở 2 ví dụ trên việc sử dụng từ này đem lại cho người nghe ấn tượng không tốt về cuộc sống, cách ăn mặc. Qua đây bạn sẽ thấy rằng người Nhật thích hình ảnh nhẹ nhàng hơn là hào nhoáng màu mè.
派手 và 華やか
華やか đọc là hanayaka. Từ này cũng có nghĩa tương tự như 派手 là lộng lẫy, màu sắc nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa đẹp lỗng lẫy (華やかで美しい). Trong từ 派手 cũng bao gồm ý nghĩa của 華やか nhưng 派手 mang lại cảm giác lộng lẫy quá mức, hào nhoáng (目立ちすぎる華やか).
華やか khiến người nghe cảm nhận được vẻ đẹp còn 派手 thì không.
地味
Đọc là jimi. Đây là từ chỉ hình dáng, hoa văn không hào nhoáng, không bắt mắt, cảm giác như bị kiềm lại. Nếu chỉ cách nghĩ, thái độ sống của con người thì nó mang nghĩa là đơn giản, không phô trương.
Ví dụ:
- 面接には地味な色のスーツで行くのがいいだろう。
mensetsu niwa jimi na iro no sutsu de iku noga ii darou
Tốt nhất là bạn nên đến buổi phỏng vấn với bộ vest màu trầm.
- 彼は高校時代、地味な生徒だった。
kare wa koukou jidai jimi na seito datta
Anh ấy khi học cấp 3 là học sinh khá trầm tĩnh.
地味 theo nghĩa tiêu cực
Việc làm tiếng Nhật: 3 yếu tố quan trọng khi lựa chọn công ty
Nhiều người Nhật thích những thứ bình lặng và không phô trương. Họ không thích những thứ hào nhoáng. Tuy nhiên trong thời đại hiện nay tính tích cực và tính cá nhân đã được công nhận nên ý thức về giá trị đã thay đổi. Lúc này từ 地味 có thể được sử dụng mang nghĩa tiêu cực tuỳ vào tình huống.
Ví dụ:
- あの人って、ちょっと地味だよね。
ano hito tte chotto jimi dayone
Người đó chẳng thú vị/nhàm chán.
- この服、ちょっと地味じゃない?
kono fuku chotto jimi jyanai ?
Bộ đồ này có chút đơn điệu nhỉ?
地味 và 渋い
Bạn đã bao giờ nghe đến từ 渋い chưa? Từ này chủ yếu sử dụng cho vị giác nhưng khi dùng cho người và vật thì nó lại mang nghĩa không màu mè, trầm tĩnh, sâu lắng. Thường được sử dụng cho những người đàn ông có tuổi.
Ví dụ:
- 昨日とても渋い男性に会ったよ、素敵だったな。
kinou totemo shibui dansei ni attayo suteki datta na
Hôm qua tôi đã gặp người đàn ông rất trầm tĩnh, thật là tuyệt vời.
- そのスーツ、渋くてかっこいいね。
sono sutsu shibukute kakkoii ne
Bộ vest này rất trang nhã, lịch sự.
Tổng kết
Người Nhật tìm thấy vẻ đẹp sâu lắng trong những thứ đơn giản hơn là những thứ xa hoa khó hiểu và trân trọng nó. Đây cũng là quan điểm thẩm mĩ được gọi là wabisabi. Do đó mà từ 派手 thường mang tới hình ảnh có phần tiêu cực. Tuy nhiên ngôn ngữ và cảm nhận sẽ thay đổi theo thời gian nên từ 1 từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau.
Nếu bạn hiểu được các sắc thái và cảm xúc trong từ vựng hoặc câu chữ bạn sẽ dần hiểu được tính cách và cảm xúc của người Nhật.
W.DRAGON (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
bình luận