Sumo là môn võ cổ truyền đã quen thuộc từ lâu với người Nhật, môn võ này cũng lưu giữ lại rất nhiều nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản. Thời nay, môn võ này được biến tấu thành môn thể thao chuyên nghiệp với tên gọi là Đấu vật Sumo – Osumo.
Trong thế giới Sumo có rất nhiều văn hoá truyền thống độc đáo như “thuật ngữ Sumo” đặc trưng mà các Rikishi (lực sĩ) hay dùng. Kì này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các thuật ngữ Sumo thú vị có thể sử dụng trong cuộc sống thường ngày xem sao!
Nội dung bài viết
Anko – あんこう
Là lực sĩ với chiếc bụng to tròn. Nguyên gốc của từ này là cá thầy tu (cá chày) đang phình to bụng. Ngược lại lực sĩ gầy gò gọi là “Soppu”, từ này có nguồn gốc từ hình ảnh gầy như bộ xương gà được dùng để ninh lấy nước súp.
Ebisuko – エビスこ
Có nghĩa là lực sĩ ăn nhiều. Từ này có nguồn gốc từ phong tục ăn đến no bụng khi tụ họp tại Ebisuko (lễ hội của thần Ebisu) và có hình dáng giống thần Ebisu với chiếc bụng tròn. Việc ăn nhiều gọi là “Ebisuko kimeru”, những ngườI ăn nhiều gọi là “Ebisuko tsuyoi”.
Ooicho – 大銀杏
Là kiểu tóc của lực sĩ có thứ hạng từ Juryo trở lên. Nguồn gốc của từ này là vì phần tóc trông giống với lá bạch quả lớn.
Okome – おこめ
Là tiền hoặc phụ cấp. Vì các lực sĩ có thứ hạng trong thời Edo được nhận gạo như là tiền lương nên người ta gọi tiền lương và gạo là Okome.
Gachinko – ガチンコ
Là trận đấu nghiêm túc. Khi lực sĩ nghiêm túc gặp nhau trên sân đấu có âm thanh là Gachin nên người ta gọi là Gachinko.
Gocchandesu – ごっちゃんです
Có nguồn gốc từ “Gochisousama” (Cảm ơn vì đã tiếp đãi). Về cơ bản thì nó mang nghĩa là cảm ơn. Trong giới Sumo sử dụng câu này trong rất nhiều trường hợp.
Nếu nói là “Gocchandesu” thì có thể là Mời ăn cơm, Cảm ơn, Xin lỗi (với ý cảm ơn, cảm tạ), Xin thất lễ. Nếu thay đổi phần cuối câu thành “Gocchandeshita” thì nó lại mang nghĩa Cảm ơn vì bữa cơm, Cảm ơn, Tạm biệt. Trước khi ăn cơm sẽ dùng Gocchandesu, sau khi ăn cơm dùng Gocchandeshita.
Shoppai – しょっぱい
Chỉ Sumo yếu đuối. Ngoài ra còn có lúc dùng để chỉ những người keo kiệt.
Chanko – ちゃんこ
Là bữa ăn hay đồ ăn của lực sĩ và các thầy. Tất cả đồ ăn của lực sĩ đều gọi là “chanko”. Mọi người thường hiểu lầm rằng chanko là món lẩu nhưng thực ra chưa đúng, lẩu cũng là nằm trong chanko. Trong các phòng Sumo việc nấu ăn trong ngày gọi là “chankoban”, các lực sĩ có cấp dưới Makushita sẽ thay phiên nhau làm.
Hakkoyoi! Nokotta – はっこよい!のこった
Là từ được hô nhiều lần trước và trong khi các lực sĩ bắt đầu trận đấu. Có một vài nguồn gốc về từ này nhưng có vẻ như nó xuất phát từ việc khơi dậy ý chí làm nâng cao tâm trạng để chiến đấu với tất cả sức mạnh. “Nokotta” là trạng thái mà cả 2 lực sĩ vẫn còn trong vòng và chưa phân thắng bại.
Tổng kết
Bài viết hôm nay đã giới thiệu về các thuật ngữ Sumo. Sumo là văn hoá có lịch từ từ thời Edo. Các từ ngữ mang văn hoá thời đó hiện nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của thuật ngữ Sumo sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hoá Edo. Lần tới hãy cùng theo dõi cách mua vé và cách xem Sumo nhé!
Gocchan deshita!!
ごっちゃんでした!!
Nếu bạn có hứng thú thì hãy xem thử kênh Youtube chính thức của Hiệp hội Sumo Nhật Bản ↓
https://www.youtube.com/channel/UC6ZZhovRZpUA4VafgBdECZQ/featured
Dạo quanh lịch sử Nhật Bản với Sumo: Sumo là gì?
Dạo quanh lịch sử Nhật Bản với Sumo: Đô vật Sumo
Dạo quanh lịch sử Nhật Bản với Sumo: Mức lương của Sumo
Kì lạ giải đấu khóc sumo của trẻ em tại Aomori
W.DRAGON (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
bình luận