“Điểm yếu của bạn là gì” là một câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn bằng tiếng Nhật. Những lúc này chúng ta nên sử dụng những từ vựng nào?
Tiếp tục tìm hiểu thêm một số từ vựng để có thể trả lời câu hỏi này của nhà tuyển dụng nhé!
臆病
- Đọc: okubyou
- Nghĩa: nhát gan
Chỉ người yếu đuối, mới có một tí chuyện đã cảm thấy sợ sệt, dễ rơi vào trạng thái này một cách thái quá, không cần thiết. Từ đó dẫn đến việc sợ khi phải đứng ra gánh vác hoặc sợ gặp thất bại.
八方美人
- Đọc: happoubijin
- Nghĩa: ba phải, xu nịnh
Chỉ người dễ a dua theo người khác. Vì không muốn bị ghét nên quá coi trọng đánh giá từ mọi người xung quanh nên không nói ra điều mà bản thân thực lòng nghĩ. Đôi khi họ trở thành người không biết cách từ chối.
考えすぎる
- Đọc: kangaesugiru
- Nghĩa: suy nghĩ nhiều
Trước một sự việc gì họ nhất quyết không hành động khi chưa tìm ra câu trả lời cho chính mình nên thường mất rất nhiều thời gian trước khi bắt tay vào việc gì đó. Hơn thế nữa do quá để ý đến suy nghĩ của người khác nên nhiều khi bị rơi vào trạng thái lo lắng một cách đơn độc.
周りを気にする
- Đọc: mawari wo kinisuru
- Nghĩa: bận tâm đến xung quanh
Lúc nào cũng trong trạng thái bất an, lo lắng không biết mọi người xung quanh nghĩ gì. Do đó hành động của họ bị ràng buộc bởi một giới hạn do tự mình tạo ra, thay vì tập trung vào bản thân họ có xu hướng xem trọng đánh giá của người khác một cách quá mức.
生真面目
- Đọc: kimajime
- Nghĩa: nghiêm túc quá mức
Bản thân từ 真面目 (majime) có nghĩa tích cực, chỉ người nghiêm túc nhưng khi đã tới mức độ 生真面目 tức là đã bị quá mức cần thiết. Đôi khi sẽ làm cho mọi người xung quanh cảm thấy áp lực, khó chịu và bản thân người đó cũng mệt mỏi, cô độc.
Hẹn gặp lại bạn ở kì tới với các từ chỉ điểm yếu khác nữa nhé!
*Trên đây là những từ chỉ điểm yếu trong tiếng Nhật. Hãy tìm hiểu bản thân thật kĩ càng và lựa chọn từ vựng cho đúng để trả lời câu hỏi này một cách chân thật nhưng cũng không bị mất điểm trước nhà tuyển dụng nhé! Để hiểu được những điểm cần lưu ý khi trả lời điểm yếu cũng như cách nói giảm, nói tránh hiệu quả về điểm yếu vui lòng xem kì 1 và kì 6.
Bài viết cùng chuyên mục:
Chinh phục nhà tuyển dụng: Trả lời về điểm yếu của bản thân (kì 1)
Chinh phục nhà tuyển dụng: Trả lời về điểm yếu của bản thân (kì 2)
Chinh phục nhà tuyển dụng: Trả lời về điểm yếu của bản thân (kì 3)
Chinh phục nhà tuyển dụng: Trả lời về điểm yếu của bản thân (kì 4)
Chinh phục nhà tuyển dụng: “Biến” 20 điểm yếu thành 20 điểm mạnh như thế nào? (kì 6)
Tìm hiểu về dịch vụ NIPPON★GO tại:
NIPPON★GO – Dịch vụ học tiếng Nhật trực tuyến bất kì lúc nào chỉ với 0 đồng
Kazuharu (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.