Khi phỏng vấn xin việc tiếng Nhật, ứng viên có thể được hỏi về điểm yếu của bản thân như “あなたの短所を教えてください” hay là “あなたの性格で悪いところは?” . Để trả lời được tốt câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu về 3 điểm này ngay sau đây nhé!
- Tại sao nhà tuyển dụng hỏi ứng viên về điểm yếu?
- Làm thế nào để tìm ra điểm yếu của bản thân?
- Cần tránh điều gì khi trả lời câu hỏi này?
Việc làm tiếng Nhật: 7 loại hình ngành nghề tại thị trường Nhật phổ biến nhất với người nước ngoài
Tại sao nhà tuyển dụng hỏi ứng viên về điểm yếu?
Lý do có thể thấy đó là, nhà tuyển dụng muốn biết rõ về ứng viên của mình. Cụ thể:
- Ứng viên có khả năng nhìn nhận, đánh giá bản thân một cách khách quan không?
- Ứng viên có phù hơp với công việc hay văn hoá công ty hay không?
- Năng lực giải quyết vấn đề của ứng viên
Làm thế nào để tìm ra điểm yếu của bản thân?
Chắc có lẽ nhiều người chưa hiểu rõ đâu là điểm yếu của bản thân mình.
Vậy thì lúc này hãy căn cứ vào 3 điểm sau đây để có thể trả lời cho câu hỏi này nhé:
Thứ 1: Nhìn lại thất bại của bản thân
Hãy xem lại thất bại của mình trong quá khứ để biết được nguyên nhân của nó. Với những thất bại quan trọng trong cuộc đời, hoàn cảnh lúc đó như thế nào, phản ứng và hành động ra sao… để có thể nhìn ra được điểm yếu của bản thân. Thêm vào đó, vì là một việc đã xảy ra nên việc trình bày và giải thích rõ về điều đó khi được hỏi sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thứ 2: Hỏi những người xung quanh bạn
Việc hỏi một người quen về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là việc làm hết sức hiệu quả vì người đó có thể trả lời một cách khách quan cũng như nhìn thấy những điểm mà bạn không nhìn ra về chính mình.
Thứ 3: Tìm ra điểm yếu từ điểm mạnh
Việc nhìn vào mặt trái của điểm mạnh cũng là cách hiệu quả tìm ra điểm yếu. Việc bạn nghĩ đó là điểm mạnh nhưng có thời điểm đó chính lại là điểm yếu của bạn thân chính là lúc bạn biết được điểm chưa tốt của mình. Khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng, việc hỏi điểm yếu thường đi cùng với việc hỏi về điểm mạnh. Do đó việc cùng lúc nghĩ về điểm yếu và điểm mạnh của bản thân là một việc làm hiệu quả.
Tham khảo chùm từ vựng thể hiện điểm mạnh:
Chinh phục nhà tuyển dụng: Từ vựng tiếng Nhật giới thiệu bản thân (kì 1)
Chinh phục nhà tuyển dụng: Từ vựng tiếng Nhật giới thiệu bản thân (kì 2)
Chinh phục nhà tuyển dụng: Từ vựng tiếng Nhật giới thiệu bản thân (kì 3)
Cần chú ý điều gì khi trả lời câu hỏi này?
Nói về điểm yếu của bản thân thì cần có sự chân thật nhưng một điều bạn không được quên đó là phỏng vấn xin việc là nơi để ứng viên có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Do đó cách trả lời câu hỏi điểm yếu tốt nhất đó là bằng cách nói theo một cách khác để đưa điểm yếu thành điểm mạnh.
3 điểm sau đây cần tránh:
Thứ 1: Không trả lời “短所はありません”
Có nghĩa là “tôi không có điểm yếu”. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn chưa tìm hiểu kĩ bản thân, không thành thật và kết cục là ấn tượng về bạn không tốt. Đây có thể là lý do mà bạn có thể bị đánh trượt.
Thứ 2: Nội dung liên quan đến một phẩm chất, tư cách của một con người đáng lo ngại
Những người không tuân theo những quy tắc tối thiểu của xã hội thì không ai muốn làm việc cùng. Ví dụ như không dứt khoát trong chuyện tiền nong, thời gian, làm việc qua loa cho xong, nói dối, không tự tin vào bản thân, tiêu cực… Đây là một số ví dụ mà bạn cần phải tránh.
Thứ 3: Liên quan đến một đặc điểm hay bệnh lý nào đó của cơ thể
Đặc điểm hay bệnh lý nào đó của cơ thể không phải là một điểm yếu. Việc nói ra điều này có thể làm cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn không hiểu câu hỏi. Nếu như có một bệnh lý nào đó có thể ảnh hưởng đến công việc thì hãy truyền đạt điều đó bằng cách khác chứ không phải ở câu hỏi này.
Tại bài viết tiếp theo cùng chủ đề, LocoBee sẽ gửi đến bạn một số gợi ý để trả lời câu hỏi khó nhằn này nhé!
Bài viết cùng chuyên mục:
Chinh phục nhà tuyển dụng: Trả lời về điểm yếu của bản thân (kì 2)
Chinh phục nhà tuyển dụng: Trả lời về điểm yếu của bản thân (kì 3)
Chinh phục nhà tuyển dụng: Trả lời về điểm yếu của bản thân (kì 4)
Chinh phục nhà tuyển dụng: Trả lời về điểm yếu của bản thân (kì 5)
Chinh phục nhà tuyển dụng: “Biến” 20 điểm yếu thành 20 điểm mạnh như thế nào? (kì 6)
Tìm hiểu thêm về dịch vụ NIPPON★GO tại:
NIPPON★GO – Dịch vụ học tiếng Nhật trực tuyến bất kì lúc nào chỉ với 0 đồng
Kazuharu (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.