Nhật Bản siết chặt quy định về cấp tư cách lưu trú cho du học sinh từ tháng 4 năm 2020

Từ tháng 4 năm nay, Cục quản lí xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ siết chặt kiểm tra lưu trú đối với người nước ngoài có mong muốn du học tại Nhật Bản. Để ngăn ngừa việc du học sinh đến Nhật Bản kiếm tiền, lần này số quốc gia/vùng lãnh thổ phải có giấy tờ chứng minh tốt nghiệp và số dư tiền gửi tăng hơn 10 lần. Việc siết chặt lần này cũng để kiểm tra nghiêm ngặt tình trạng lưu trú bất hợp pháp, đồng thời tăng thêm cơ hội làm việc cho người nước ngoài thông qua việc khuyến khích sử dụng hệ thống kĩ năng đặc định. Đây là thay đổi lớn trong phương pháp kiểm tra sau khoảng 30 năm.

Hiện tại có 7 quốc gia/vùng lãnh thổ bị siết chặt kiểm tra lưu trú nếu công dân tới Nhật Bản du học là Trung Quốc (trừ một số vùng như Hồng Kông), Việt Nam, Nepal, Srilanka, Myanmar, Bangladesh, Mông Cổ. Do số lượng người cư trú bất hợp pháp lớn nên cần phải nộp nhiều giấy tờ như bằng tốt nghiệp cho bậc học cuối cùng, giấy chứng nhận số dư tiền gửi của gia đình để chi trả cho sinh hoạt phí tại Nhật, giấy chứng minh mối quan hệ với người thân.

Nhiều du học sinh sau khi tốt nghiệp đã và đang cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản. Tính đến đầu năm 2019 có khoảng 4.700 người nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp với mục đích ban đầu là du học. Con số này đã tăng 1,7 lần so với năm 2015 là 2.800 người. Tính theo quốc gia thì Việt Nam là nhiều nhất với 3.065 người, tiếp theo là Trung Quốc với 1.074 người và Hàn Quốc là 148 người.

Chính vì các lí do trên, Cục xuất nhập cảnh đã quyết định đưa 118 quốc gia/vùng lãnh thổ vào “danh sách trắng” vì các nơi đó có nền kinh tế tương đối ổn định, tỉ lệ cư trú bất hợp pháp thấp. Công dân của các nước nằm ngoài “danh sách trắng” nếu muốn tới Nhật Bản du học sẽ phải nộp nhiều chứng chỉ, tài liệu liên quan như 7 quốc gia/vùng lãnh thổ đã nêu phía trên.

Du học sinh từ Trung Quốc đã được xếp vào danh sách trắng do càng ngày đất nước này càng có nhiều người giàu hơn và việc cư trú bất hợp pháp cũng giảm dần. Về nguyên tắc du học sinh có thể làm việc đơn giản như tại cửa hàng tiện lợi trong giới hạn 28 tiếng/tuần. Tính đến tháng 10 năm 2019, có tới 318.000 người là du học sinh trong lực lượng lao động người nước ngoài (chiếm 19%). Hầu hết du học sinh trong nước đều đang đi làm.

Theo khảo sát của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản, khoảng 6.200 người Indonesia, 2.300 người Philippines, 2.100 người Uzbekistan là du học sinh tại Nhật không nằm trong danh sách trắng.

Việc siết chặt kiểm tra lưu trú có thể làm giảm số lượng du học sinh khiến cho tình trạng thiếu nhân lực trong ngành bán lẻ và nhà hàng trở nên xấu đi. Tuy nhiên chính phủ Nhật Bản mong muốn rằng các công ty sẽ chấp nhận việc sử dụng các loại hình lao động mới như kĩ năng đặc định…

80 quốc gia/vùng lãnh thổ bị siết chặt kiểm tra lưu trú với tư cách du học sinh:

Afghanistan, Angola, Yemen, Ấn Độ, Indonesia, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Ai Cập, Eswatiny, Ethiopia, Eritrea, El Salvador

Ghana, Cape Verde, Cameroon, Gambia, Campuchia, Guinea, Guinea-Bissau, Kiribati, Kyrgyzstan, Quần đảo Cook, Kenya, Côte d’Ivoire, Comoros, Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo

São Tomé and Príncipe, Zambia, Sierra Leone, Djibouti, Syria, Zimbabwe, Sudan, Sri Lanka, Sénégal, Somalia, Quần đảo Solomon

Tajikistan, Tanzania, Chad, Tunisia, Togo, Nauru, Niue, Nicaragua, Nigeria, Nepal

Haiti, Pakistan, Vatican, Vanuatu, Papua New Guinea, Bangladesh, Philippines, Bhutan, Burkina Faso, Burundi, Việt Nam, Benin, Bôlivia, Honduras

Madagascar, Malawi, Mali, Liên bang Micronesia, Myanmar, Mauritania, Mozambique, Moldova, Morocco, Mông Cổ, Lào, Liberia, Rwanda, Lesoto, Trung Phi, Đông Timor, Nam Sudan

 

Theo asahi

bình luận

ページトップに戻る