Khá nhiều người nước ngoài sau khi sống và làm việc tại Nhật Bản muốn đổi quốc tịch của mình. Quá trình lấy quốc tịch Nhật Bản được gọi là “nhập tịch” (帰化/kika). Sau khi nhập tịch bạn sẽ có quốc tịch Nhật Bản và có hộ chiếu Nhật Bản. Ngoài ra bạn còn được quyền đi bỏ phiếu như một công dân Nhật Bản bình thường.
Nhập tịch và visa vĩnh trú
Điều kiện nhập tịch ①: nơi cư trú
Điều kiện nhập tịch ②: tuổi
Điều kiện nhập tịch ③: lí lịch
Điều kiện nhập tịch ④: việc làm
Điều kiện nhập tịch ⑤: quốc tịch
Điều kiện nhập tịch ⑥: tuân thủ Hiến pháp
Điều kiện nhập tịch ⑦: năng lực tiếng Nhật
Trường hợp nới lỏng điều kiện nhập tịch
Quy trình xin nhập tịch
Tổng kết
Nhập tịch và visa vĩnh trú
Nếu bạn chỉ muốn sống ở Nhật lâu dài thì có thể xin visa vĩnh trú. Tuy nhiên có một vài điểm khác nhau giữa nhập tịch và visa vĩnh trú được tổng hợp trong bảng sau:
Nhập tịch | Visa vĩnh trú | |
Hộ khẩu Nhật Bản | Có | Không |
Hộ chiếu | Nhật Bản | Giữ nguyên |
Du lịch nước ngoài | Tự do | Cần làm thủ tục để quay trở lại Nhật |
Thẻ ngoại kiều | Không | Cần cập nhật |
Giấy tờ hành chính | Cơ quan hành chính gần nơi ở nhất | Đại sứ quán – Lãnh sự quán |
Thủ tục kết hôn | Đơn giản | Phức tạp |
Xin việc | Tự do | Tự do |
Bầu cử | Có | Không |
Cưỡng chế về nước | Không | Có |
Điều kiện nhập tịch ①: nơi cư trú
Điều kiện cơ bản để nhập tịch là có visa được Cục xuất nhập cảnh cấp phép và sống liên tục ở Nhật trên 5 năm. Trong vòng 1 năm (365 ngày) phải có 80% số ngày lưu trú tại Nhật.
Điều kiện nhập tịch ②: tuổi
Người muốn nhập tịch phải trên 20 tuổi và là người trưởng thành theo luật của Nhật Bản. Tuy nhiên nếu nhập tịch cùng cha mẹ thì sẽ được nới lỏng điều kiện này.
Điều kiện nhập tịch ③: lí lịch
Người muốn nhập tịch không được có các hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây mất trật tự xã hội. Vi phạm luật giao thông cũng sẽ bị xem xét. Bên cạnh đó phải trả thuế đầy đủ, tham gia hệ thống lương hưu của quốc gia. Nếu không tham gia hệ thống lương hưu quốc gia sẽ không được chấp nhận đơn xin nhập tịch.
Điều kiện nhập tịch ④: việc làm
Người muốn nhập tịch phải có lao động bằng chính sức của mình để bảo đảm cuộc sống. Nếu là học sinh thì phải có cha mẹ bảo đảm về mặt tài chính. Nếu đang kết hôn và vợ/chồng có đủ năng lực tài chính thì sẽ không có vấn đề gì. Mức thu nhập ổn định để xem xét nhập tịch là khoảng 180.000 yên/tháng.
Điều kiện nhập tịch ⑤: quốc tịch
Nhật Bản không cho phép một người mang hai quốc tịch nên người muốn nhập tịch phải bỏ quốc tịch cũ hoặc là người không có quốc tịch.
Điều kiện nhập tịch ⑥: tuân thủ Hiến pháp
Người muốn nhập tịch phải là người phù hợp với tinh thần của Hiến pháp hoà bình Nhật Bản. Những người có suy nghĩ tiêu cực như khủng bố sẽ không được chấp nhận nhập tịch.
Điều kiện nhập tịch ⑦: năng lực tiếng Nhật
Người muốn nhập tịch có năng lực tiếng Nhật từ N3 trở lên là đạt yêu cầu (hiểu được Hiragana, Katakana, Hán tự đơn giản). Ngoài ra sẽ có bài kiểm tra tiếng Nhật với nhân viên của Bộ ngoại giao.
Trường hợp nới lỏng điều kiện nhập tịch
Những người có điều kiện nhất định đáp ứng các yêu cầu trên có thể được miễn giảm hoặc nới lỏng điều kiện trong các trường hợp sau:
- Con của người đã từng là người Nhật (không tính con nuôi)
- Người sinh ra tại Nhật Bản hoặc có bố mẹ sinh ra ở Nhật Bản
- Người sống liên tục ở Nhật trên 10 năm có tư cách lưu trú hợp pháp
- Người kết hôn với người Nhật
- Người đã ở Nhật trên 3 năm và kết hôn với người Nhật
- Con của người Nhật (không tính con nuôi)
- Con nuôi của người Nhật (là trẻ vị thành niên theo Luật của nước sở tại)
- Người đã từng là người Nhật
- Người sinh ra ở Nhật Bản nhưng không có quốc tịch từ lúc sinh ra
Chi tiết cần liên hệ với Bộ Ngoại giao để được giải đáp.
Quy trình xin nhập tịch
- Tham vấn tại Bộ Ngoại giao
- Chuẩn bị giấy tờ cần thiết
- Viết đơn
- Nộp đơn/Thụ lí
- Phỏng vấn
- Kiểm tra
- Nhận kết quả
Từ lúc nộp đơn đến lúc nhận kết quả sẽ mất thời gian từ 10 tháng đến 1 năm.
Tổng kết
Sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức để bạn có được quốc tịch Nhật Bản. Tuy nhiên nếu bạn thực sự muốn trở thành “người Nhật” để theo đuổi những mục tiêu của bản thân mình thì hãy thực hiện nhập tịch. Chúc bạn sẽ suy nghĩ thật kĩ và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình.
Các loại hình visa tại Nhật Bản
Giải thích đầy đủ về visa kỹ năng đặc định
14 ngành nghề thuộc đối tượng xét visa kĩ năng đặc định
Hướng dẫn cách gia hạn visa Kỹ thuật – Nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế
Kazuharu (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.