14 ngành nghề thuộc đối tượng xét visa kĩ năng đặc định (kì 1)

Du học Nhật Bản hay xuất khẩu lao động là những từ khoá đang rất được nhiều người tìm kiếm. Đặc biệt là khi tư cách cư trú mới – visa kĩ năng đặc định (特定技能) được chính phủ Nhật Bản áp dụng từ tháng 4 năm 2019 càng thu hút nhiều sự quan tâm của người lao động ngoài Nhật Bản.

Tại visa kĩ năng đặc định này cho phép người lao động có thể làm việc tại Nhật dài nhất trong vòng 5 năm. Tuy nhiên tư cách lưu trú tại thời điểm năm 2019 chỉ mới áp dụng cho 14 loại hình ngành nghề. Đầu tiên, hãy tìm hiểu về 7 lĩnh vực đầu tiên trong danh sách 14 ngành nghề thuộc đối tượng của tư cách visa mới – kĩ năng đặc định này.

 

1. Hộ lý

Nội dung công việc: các công việc liên quan đến hỗ trợ chăm sóc cơ thể (tuỳ thuộc vào tình hình thể trạng của bệnh nhân, người lao động sẽ hỗ trợ các công việc như ăn uống, đi lại, vệ sinh, tắm rửa…). Ngoài ra còn là các hoạt động kèm theo như hỗ trợ hoạt động phục hồi chức năng, chăm sóc tinh thần người bệnh.

Chú ý: Người thuộc dịch vụ đến và phục vụ nhà (訪問系サービス) không nằm trong đối tượng của visa này.

Đối với một xã hội đang nằm trong tình trạng dân số già như hiện nay thì các công việc liên quan đến chăm sóc, hộ lý sẽ có chiều hướng tăng lên. Do tính chất công việc mà việc giao tiếp là điều vô cùng cần thiết.

 

2. Vệ sinh toà nhà

Nội dung công việc: vệ sinh bên trong các toà nhà

Khi thực hiện đúng các thao tác công việc, tình trạng vệ sinh cảnh quan của các toà nhà được duy trì từ đó dẫn đến những người sử dụng – những người àm việc trong các toà nhà đó có thể duy trì được sức khoẻ.

 

3. Ngành công nghiệp vật liệu

Nội dung công việc: đúc hàn, gia công, ép kim loại, chế tạo kim loại tấm, kiểm tra máy móc, đúc khuôn, mạ sơn, bảo dưỡng máy móc, gia công cơ khí, xử lý oxi hoá dương cực

Đây là ngành không thể thiếu đối với hầu hết các ngành nghề như sản xuất máy móc công nghiệp, điện tử… Nếu như không có ngành này thì không thể hình thành nên những máy móc, trang thiết bị phục vụ cho cuộc sống của chúng ta như ngày nay.

 

4. Ngành sản xuất máy móc công nghiệp

Nội dung công việc: đúc, sơn, xử lí hoàn thiện, lắp rắp thiết bị, hàn,rèn, thợ sắt thép, kiểm tra máy móc, sản xuất bo mạch in, đóng gói công nghiệp, đúc khuôn, chế tạo kim loại tấm tại nhà máy, bảo dưỡng máy móc, đúc nhựa, gia công cơ khí, mạ, lắp rắp thiết bị điện tử, gia công ép kim loại

Hàng ngày sự cố gắng của những người lao động chính là góp phần tạo từng chiếc máy để phục vụ cho các ngành nghề khác trong xã hội.

 

5. Ngành công nghiệp liên quan đến điện và thông tin điện tử

Nội dung công việc: gia công cơ khí, xử lí hoàn thiện, sản xuất bo mạch in, đóng gói công nghiệp, gia công ép kim loại, bảo dưỡng máy móc, đúc nhựa, chế tạo kim loại tấm tại nhà máy, lắp rắp thiết bị điện tử, sơn, mạ, lắp ráp thiết bị điện, hàn

Người lao động trong ngành này đảm nhận công việc khá quan trọng trong ngành sản xuất vì ngành cung cấp các bộ phận dùng cho nhiều loại máy móc điện tử.

 

6. Xây dựng

Nội dung công việc: lắp cốp pha panen, công việc đào đắp, hoàn thiện nội thất, ngoại thất, trát vữa, lợp mái, bơm bê tông, viễn thông, thi công đường hầm, thi công cốt thép, thi công bằng máy xây dựng, mối nối cốt thép

Khi nhìn thấy công trình hoàn thành, thêm vào đó công trình đó còn được để lại tới đời sau quả thật là động lực cố gắng cho người lao động trong ngành xây dựng.

 

7. Ngành công nghiệp đóng tàu và hàng hải

Nội dung công việc: hàn, hoàn thiện sản phẩm, sơn, gia công cơ khí, thợ sắt thép, lắp ráp thiết bị điện

Trên thế giới có hơn 50% số tàu có sử dụng máy dành cho tàu thuyền do Nhật sản xuất. Người lao động có thể được học hỏi, làm việc với những kĩ thuật tối tân nhất cũng như đóng góp cho ngành tàu thuỷ thế giới.

7 ngành còn lại nằm trong đối tượng được xét visa kĩ năng đặc định mới này sẽ được giới thiệu ở bài viết tiếp theo của LocoBee nhé.

14 ngành nghề thuộc đối tượng xét visa kĩ năng đặc định (kì 2)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る