Nhật đứng đâu trên thế giới về tỉ lệ nữ giới tham gia vào xã hội?

Cơ quan quốc tế của Thuỵ Sĩ mới đây đã công bố kết quả khảo sát về sự chênh lệch tỉ lệ giới tính tham gia vào xã hội ở từng quốc gia. Khảo sát được thực hiện hàng năm trên cả 4 lĩnh vực là Chính trị, Kinh tế, Giáo dục và Sức khoẻ.

4 quốc gia đứng đầu với độ chênh lệch giới tính thấp nhất là:

  1. Iceland
  2. Na Uy
  3. Phần Lan
  4. Thuỵ Điển

Có thể thấy các nước Bắc Âu luôn chú trọng vào việc tạo môi trường để phụ nữ có thể dễ dàng tham gia vào các lĩnh vực trong xã hội. Đây là kết quả thường thấy qua các năm. Mặt khác, riêng lĩnh vực chính trị:

  • Tây Ban Nha đã có những nỗ lực đáng kể, tăng 21 bậc so với năm ngoái, lên vị trí 8/153
  • Ethiopia tăng 35 bậc so với năm ngoái, lên vị trí 82/153

Trong khi đó, Nhật Bản vẫn luôn là quốc gia có tỉ lệ nữ giới là đại biểu Quốc hội hay nắm giữ chức vụ bậc quản lí trong các doanh nghiệp ở mức thấp. So với năm ngoái, Nhật tụt 11 bậc, rơi xuống vị trí 121, thấp nhất từ trước đến nay. Riêng trong lĩnh vực chính trị, tỉ lệ nữ giới là thành viên Hạ nghị sĩ trung bình của thế giới là 25,2%, Nội các là 21,2%. Con số này của Nhật Bản chỉ lần lượt là 10,1% và 5,3%. Trên ước tính để có thể xoá bỏ được khoảng cách tỉ lệ nam nữ tham gia vào lĩnh vực của xã hội thì cần phải mất gần 100 năm, Diễn đàn Kinh tế thế giới yêu cầu các quốc gia cần có các chính sách, biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa.

Dù là một quốc gia phát triển nhưng từ con số trên đây có thể thấy, Nhật vẫn chưa phải là xã hội để nữ giới có thể tham gia vào các lĩnh vực đặc biệt là chính trị. Chắc chắn đây còn là bài toán nan giải đối với quốc gia này!
Xã hội Nhật Bản: 10 nguyên nhân dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng
 
Theo NHK 

bình luận

ページトップに戻る