Văn hoá công ty Nhật – Sự khác nhau của いたします và 致します trong văn viết

Trong văn viết ở các văn bản hay email, tin nhắn liên lạc với đối tác, cấp trên… để thể hiện sự lịch sự thường thêm đằng sau động từ gốc từ “itashimasu” – đề cập đến người nói hoặc người viết sẽ làm gì. Theo bạn thì “itashimasu” sẽ được viết là いたします hay 致します.

Đừng cho là 2 từ này giống nhau (chỉ là khác nhau cách viết Kanji hay chữ mềm Hiragana). Thực chất chúng khác nhau và cách dùng cũng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

 

Ý nghĩa của いたします

Có thể thấy いたします được hình thành bởi いたす và ます.

Trong đó:

⇨ いたします dùng khi muốn thể hiện sự khiêm nhường trước đối phương.

 

いたします và 致します khác nhau như thế nào?

いたします là động từ phụ hay động từ phụ thuộc (補助動詞 – hojodoshi). Chính vì thế nó có chức năng của một động từ phụ thuộc. Nó phải đi cùng với động từ chính. Trường hợp này có thể hiểu là xin phép làm gì đó (nghĩa theo động từ chính).

Theo nguyên tắc văn bản thông thường thì động từ phụ thuộc thường được viết ở dạng Higarana, chứ không phải là Kanji.

Ngược lại khi được viết ở dạng Kanji 致します thì có nghĩa nó là động từ chính. Nó được dùng với nghĩa như một động từ chính với nghĩa mang lại, dẫn đến tình trạng đó/làm hết sức mình (sẽ được chỉ ra ở 2 ví dụ bên dưới).

 

Mẫu câu sử dụng いたします và 致します

Ví dụ:

このプランをご説明いたします。

Nghĩa: Tôi xin phép trình bày về kế hoạch này.

只今より帰社いたします。

Nghĩa: Từ giờ tôi xin phép quay về công ty.

 

Ví dụ:

計画通りに致します。(keikaku doori ni itashimasu)

Nghĩa: Chúng tôi sẽ làm theo đúng kế hoạch. (làm hết sức mình)

この結果は全てわたくしの致すことろです。

Nghĩa: Kết quả lần này đều là do tôi mà ra. (mang lại, dẫn đến tình trạng đó)

Tham khảo thêm tại: Văn hoá công ty Nhật

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

NIPPON★GO – Dịch vụ học tiếng Nhật trực tuyến bất kì lúc nào chỉ với 0 đồng

 

Theo Business-textbooks 

Facebook