Hệ thống các cửa hàng tiện lợi còn có thể hoạt động 24/24?

Mới đây, một cửa hàng 7eleven ở thành phố Higashi Osaka đã quyết định dừng quy chế hoạt động 24/24 mà thay vào đó chỉ là từ 6 giờ sáng đến 1 giờ ngày hôm sau. Nguyên nhân của quyết định này  là do không đảm bảo được số người lao động tại các khung giờ. Tổng công ty 7eleven đã yêu cầu chủ của hàng này phải nộp phạt tiền vi phạm hợp đồng vì theo như hợp đồng trừ các cửa hàng trong ga hoặc trong các toà nhà thì tất cả các cửa hàng theo hệ thống của 7eleven phải hoạt động 24/24.

 

Từ vụ việc lần này, mọi người càng trở nên quan tâm hơn tới vấn đề “duy trì kinh doanh 24/24 trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực”.

 

Khó khăn đằng sau việc thay đổi giờ kinh doanh

Hiện nay cả 3 ông lớn 7eleven, Lawson và FamilyMart đều không đồng ý về việc điều chỉnh lại giờ kinh doanh vì một số lý do dưới đây.

Hệ thống cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản hoạt động 24/24 trong vòng 40 năm nay. Ngoài việc bất cứ khi nào khách hàng cũng có thể mua đồ, tại combini người dân còn có thể thực hiện các giao dịch khác như phát hành Giấy chứng nhận cư trú, các giao dịch ở ATM… chính vì thế có thể nói combini đang thực hiện cả các chức năng của cơ quan hành chính cũng như ngân hàng.

 

Bên cạnh đó, vì không biết khi nào thiên tai như động đất sóng thần có thể xảy ra nên các cửa hàng tiện lợi được kỳ vọng đóng vai trò là một cơ quan công cộng được chỉ định trong những lúc như vậy.

Thêm một lý do nữa là để cửa hàng có thể hoạt động một cách hiệu quả thì ở các combini, việc kiểm hàng, xếp hàng lên giá, dọn dẹp… là những công việc được thực hiện vào khung giờ có ít khách hàng. Nhờ vậy mà vào những giờ cao điểm cửa hàng có thể tập trung vào việc bán hàng.

 

Thực tế, một số combini trong quá khứ đã từng thí điểm không hoạt động 24/24 giờ nhưng họ nhận thấy như vậy cửa hàng đã gặp phải vấn đề liên quan đến vận hành và doanh thu bán hàng. Ví dụ như 7eleven đã thực hiện chỉ bán từ sáng sớm đến tối muộn, vào thời điểm đông khách nhân viên cũng phải dọn dẹp cửa hàng làm tăng gánh nặng của nhân viên. Hay Lawson đã bị mất 30% doanh thu vì một thời gian chỉ hoạt động từ 7 giờ sáng tới 11 giờ đêm vì khách hàng đã chuyển sang lựa chọn cửa hàng 24/24 khác.

Mặt khác, những đơn vị cung cấp hàng hoá cho các cửa hàng tiện lợi cũng đã quyết định khung giờ chạy nhất định. Nếu như combini thay đổi giờ mở cửa sẽ dẫn đến các công ty vận tải, công ty sản xuất cũng phải thay đổi theo.

 

Biện pháp đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động [/su_heading]

Các hệ thống cửa hàng tiện lợi đã và đang nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp đối phó với tình hình thiếu lao động.

Cụ thể, 7eleven từ năm 2017 đã tiến hành hạ giá nhượng quyền để giảm gánh nặng cho cửa hàng. Từ đó mà cửa hàng có thể tăng lương cho nhân viên nhằm đảm bảo số lượng lao động. Thêm vào đó, nếu như trước đây việc bảo đảm số lượng lao động là trách nhiệm của từng cửa hàng thì gần đây, phía tổng công ty của 7eleven cũng đã tiến hành các biện pháp nhằm hỗ trợ các cửa hàng trong việc tuyển dụng như thành lập các cổng tuyển dụng, các kênh tư vấn qua điện thoại, để cho người nước ngoài cũng như người cao tuổi có thể dễ dàng làm việc, xem xét lại sách hướng dẫn khi làm việc…

 

Chế độ tự mình thanh toán?

Việc xây dựng một cửa hàng thế hệ mới cũng là một trong những điều mà các doanh nghiệp đang cân nhắc tới. Tại đây, khách hàng có thể tự mình thanh toán, hiện thực hoá các cửa hàng không người bán, hay giảm gánh nặng cho người lao động bằng cách sử dụng các giá hàng theo dạng trượt….

Khi mà dân số tăng trưởng thấp thì việc thiếu hụt nguồn lao động là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ hệ thống các cửa hàng tiện lợi mà các lĩnh vực, ngành khác của Nhật cũng phải đang đối mặt với vấn đề này. Trong thời gian tới, hãy cùng theo dõi các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ khắc phục vấn đề này như thế nào nhé.

 

Theo NHK

bình luận

ページトップに戻る