[Văn hoá công ty Nhật] 10 điều các ứng viên nên nhớ khi phỏng vấn chuyển việc
Phỏng vấn là một phần không thể thiếu trong quá trình xin việc. Tuy nhiên việc không biết phải trả lời như thế nào hoặc do quá căng thẳng nên không thể hiện được bản thân… là những trường hợp vô cùng đáng tiếc. Để không rơi vào hoàn cảnh như thế hãy chuẩn bị trước những chiến lược để có thể tự tin nhất vào ngày phỏng vấn.
Dưới đây là 10 lời khuyên mà bạn có thể tham khảo!
Số 1 – Thể hiện mong muốn làm việc
Dù cho là người có kinh nghiệm hay kĩ năng cao siêu đến đâu nhưng nếu như nhà phỏng vấn không nhìn thấy ở bạn lòng nhiệt tình, sẵn sàng cho công việc đó thì cũng khó có thể nào ghi được điểm tốt.
→ Hãy thật tươi tỉnh, trả lời các câu hỏi một cách đĩnh đạc, hăng hái để thể hiện với nhà tuyển dụng sự nhiệt tình của mình với công việc đang ứng tuyển.
Số 2 – Tính linh hoạt là vô cùng quan trọng
Mặc dù việc chuẩn bị nội dung trả lời một số câu hỏi thường gặp là điều nên làm tuy nhiên trước mặt nhà tuyển dụng không nên trình bày như một cái máy với kịch bản đã chuẩn bị trước.
→ Hãy nhớ rằng phỏng vấn là quá trình vừa nói chuyện với nhà tuyển dụng vừa thể hiện được bản thân mình. Vì thế hãy thể hiện sự mềm mỏng và linh hoạt ở các câu trả lời.
Số 3 – Luôn ở tâm thế tích cực
Dù là lần đầu đi xin việc hay đang trong quá trình chuyển việc nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những người có thái độ tích cực.
→ Ngay cả khi đề cập đến những yếu tố hay vấn đề tiêu cực hãy lựa chọn cách nói nhằm để lại cho nhà tuyển dụng về một ứng viên có suy nghĩ tích cực.
Số 4 – Luôn trung thực
Mặc dù phỏng vấn là cơ hội để thể hiện bản thân nhưng nếu như ứng viên vì thế mà phóng đại, nói quá thì hiệu quả sẽ ngược lại.
→ Luôn thành thật trong từng câu trả lời, nếu không biết thì cứ nhận là không biết.
Số 5 – Đảm bảo tính nhất quán
Việc suy nghĩ quá nhiều khiến cho câu trả lời của bạn có khả năng rơi vào trạng thái không thống nhất với nhau. Như vậy rất dễ làm mất tính thuyết phục.
→ Xuất phát từ việc “bạn muốn làm gì?” từ đó hãy trả lời xoay quanh trục này để đảm bảo tính nhất quán.
Số 6 – Xem trọng tính lý luận
Dù có nói dài nhưng ứng viên lại không làm cho nhà tuyển dụng hiểu được rút cuộc bạn muốn nói gì thì đó là điều thất bại. Tính lý luận là một phần được nhà tuyển dụng xem trọng khi phỏng vấn ứng viên.
→ Hãy bắt đầu với cách nói “私はこのように思います、なぜなら…” (watashi ha kono yo ni omoimasu nazenara) – “Lý do tôi nghĩ như vậy là vì…”, tức là hãy đưa ra kết luận trước sau đó trình bày lí do.
Số 7 – Tự tin
Qua việc cân nhắc lựa chọn kĩ lưỡng dựa trên hồ sơ xin việc mà nhà tuyển dụng quyết định có mời bạn tới phỏng vấn hay không. Lúc này sự tự tin là vô cùng quan trọng.
→ Hãy thể hiện như chính những gì mình có, cộng thêm vào đó là sự chuẩn bị chu đáo trước ngày phỏng vấn từ câu hỏi đến luyện tập, trang phục… các yếu tố này giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.
Số 8 – Câu trả lời cụ thể
Phỏng vấn là nơi mà lần đầu ứng viên gặp nhà tuyển dụng. Vì thế ứng viên cần phải để người phỏng vấn hiểu được mình. Chính vì thể khi trả lời cần phải có tính cụ thể.
→ Về kinh nghiệm làm việc hay các kĩ năng… nếu có thể nên cho các con số cụ thể hay những câu chuyện mình đã trải qua để từ đó nhà tuyển dụng có thể lý giải được bạn.
Số 9 – Kết luận ngắn gọn
Phỏng vấn cần phải có sự cân nhắc hợp lý để trong thời gian có hạn thể hiện được ý mình muốn trả lời. Nhiều ứng viên bị đánh trượt vì nói quá nhiều, nội dung không được cô đọng…
→ Luyện tập cách trả lời câu hỏi với nội dung bám sát công thức 5W1H đúng trọng tâm.
Số 10 – Hít thật sâu
Khi phỏng vấn tâm lý của các ứng viên thường bị áp lực và căng thẳng dẫn đến nguy cơ không thể hiện được hết bản thân, không trả lời đúng ý mà nhà tuyển dụng muốn hỏi.
→ Hãy hít thật sâu, giữ tốc độ nói chậm hơn bình thường một chút.
Chúc các bạn vận dụng thật tốt vào các vòng phỏng vấn của mình nhé!
Học tiếng Nhật tại LocoBee:
NIPPON★GO – Dịch vụ học tiếng Nhật trực tuyến bất kì lúc nào chỉ với 0 đồng
Các công việc được giới thiệu hoàn toàn miễn phí tại LocoBee:
bình luận