Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tính đến tháng 5/2022 có khoảng 15.000 học sinh tiểu học không thể sử dụng dịch vụ chăm sóc sau giờ học. Số lượng trẻ em trong danh sách chờ đã giảm do phụ huynh được làm việc tại nhà vì ảnh hưởng của đại dịch corona, nhưng hiện nay nó đã tăng trở lại và tăng hơn 1.700 người so với năm trước.
Có vẻ như số lượng trẻ em không có lựa chọn nào khác ngoài việc ở nhà một mình ngày càng tăng. Vì lý do này, việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở một mình là vô cùng cần thiết. Sau đây, hãy cùng LocoBee tìm hiểu một số biện pháp để giúp cha mẹ yên tâm hơn khi để trẻ ở nhà một mình.
Nội dung bài viết
Những điều nên dặn trẻ chú ý khi đi một mình
◆ Ngoảnh về phía sau khi mở khóa cửa nhà
Khi trẻ em từ ngoài (trường học, lớp học thêm, nhà bạn…) trở về nhà, có nguy cơ một người đáng ngờ có thể vào nhà với chúng. Trong một số trường hợp, kẻ xấu đi theo trẻ, sau đó khi đứa trẻ mở cửa, chúng sẽ uy hiếp đứa trẻ và đi vào nhà. Khi ở trong nhà, sẽ rất khó nghe tiếng kêu cứu. Do đó, cần phải dặn trẻ kiểm tra lại phía sau khi mở khóa cửa. Ngoài ra, không chỉ trước cửa nhà mà cả trên đường đi học về cũng cần phải cẩn thận.
◆ Không đi về nhà một mình mà nên đi cùng nhóm bạn
◆ Cất chìa khóa ở nơi khuất tầm nhìn
◆ Cùng trẻ kiểm tra các điểm nguy hiểm trên đường đến trường
Điều quan trọng nữa là cha mẹ và con cái phải cùng nhau kiểm tra những nơi nguy hiểm trên đường đến trường. Khi kiểm tra phải lưu ý tránh “chỗ dễ vào”, “chỗ khó thấy” và đề cao cảnh giác.
- “Những nơi dễ dàng đi vào” là những nơi: Không có lan can, lan can bị hỏng, cây bụi…Những nơi này có nguy cơ bị bắt cóc bằng ô tô cao hơn.
- “Những nơi khó thấy” là những nơi: Tường quá cao không nhìn thấy cửa sổ, xung quanh đền chùa, sân trường
Nhìn xung quanh và xem bạn có thể nhìn thấy bao nhiêu cửa sổ nơi mình sống. Việc nhà bạn có thể nhìn thấy cửa sổ có nghĩa là rất dễ bị chú ý bởi kẻ xấu. Khi trẻ phải đi qua một nơi khó quan sát, chẳng hạn như khi chờ đèn giao thông, bạn cần tạo thói quen cho chúng luôn nhìn trước nhìn sau và kiểm tra mọi thứ xung quanh.
Lịch tiêm phòng của trẻ em Nhật Bản
Nên chú ý điều gì khi trẻ ở nhà một mình?
◆ Khóa cửa an toàn
Hãy dặn trẻ không bao giờ trả lời điện thoại của người lạ, không được bật đàm thoại ở cửa ra vào cũng như mở cửa cho người lạ vào nhà. Hãy để điện thoại ở chế độ trả lời tự động và dặn trẻ nhấc máy khi biết đó là cha mẹ mình. Ngoài ra, hãy dặn chúng liên lạc trực tiếp với cha mẹ bằng điện thoại di động của trẻ em.
◆ Thực hiện mô phỏng
Khi dạy trẻ, điều quan trọng là phải hình dung ra nhiều tình huống khác nhau và dạy chúng cách ứng phó trong từng tình huống. Ngay cả khi trẻ hứa là không ra ngoài chơi khi ở nhà 1 mình thì cũng không thể tránh khỏi những tình huống ngoài tầm kiểm soát của bạn. Ngoài ra, hãy nói với chúng rằng “người lớn không phải ai cũng tốt” và dạy chúng rằng có mối nguy hiểm rình rập khi ở nhà 1 mình. Đồng thời dạy chúng cách xử lý trong các tình huống nguy hiểm.
Dịch vụ chia sẻ quần áo, đồ chơi trẻ em tại Nhật
Hướng dẫn trẻ xử lý khi xảy ra thảm họa
Động đất có thể xảy ra khi trẻ ở nhà một mình. Dưới đây là các biện pháp an toàn cho trẻ em và phòng ngừa thảm họa.
◆ Tìm nơi trú ẩn
Chỉ có 1 khoảng thời gian ngắn kể từ khi một trận động đất bắt đầu rung chuyển cho đến khi nó biến thành một cơn chấn động lớn. Thời gian ước tính là khoảng 1 đến 8 giây. Trong khoảng thời gian 8 giây này, trẻ cần thoát hiểm đến nơi trú an toàn. Hãy hướng dẫn trẻ những nơi nào là địa điểm chúng có thể trú ẩn.
◆ Tự bảo vệ mình với các tư thế động vật
Có một cách giúp trẻ nhớ lâu hơn là dùng các ví dụ minh hoạ sinh động, chẳng hạn như các tư thế động vật để chúng có thể bảo vệ bản thân.
- Con thỏ: Nếu trẻ cảm thấy sợ hãi, hãy bảo chúng cúi xuống như một con thỏ và nhìn lên. Nó giúp dễ dàng phát hiện những mối nguy hiểm chẳng hạn như những thứ có khả năng rơi xuống.
- Con rùa: sau khi tìm được chỗ trú, chẳng hạn như gầm bàn, hãy co mình về tư thế con rùa. Vấn đề là bảo vệ gáy và đốt sống cổ bằng cách dùng tay hoặc cuốn sổ che chúng lại.
Điều quan trọng là phải nói với trẻ để chúng không bị bất ngờ và nhảy ra ngoài ngay cả khi có tiếng động lớn như kính vỡ hoặc vật gì đó rơi xuống.
◆ Tìm hiểu cách liên hệ trong trường hợp khẩn cấp
Hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng Quay số thông báo thảm họa. Ngay cả khi trẻ có điện thoại di động, nó có thể không liên lạc được khi xảy ra thảm họa. Để chuẩn bị cho tình huống như vậy, hãy tìm hiểu và hướng dẫn trẻ về cách sử dụng “Quay số thông báo thảm họa”. Quay số tin nhắn khẩn cấp thiên tai (171) có thể được sử dụng miễn phí vào một số ngày nhất định, chẳng hạn như ngày 1 và ngày 15 hàng tháng. Việc rèn luyện cách sử dụng điện thoại công cộng hàng ngày cũng rất quan trọng.
◆ Xác định địa điểm gặp mặt cụ thể
Cha mẹ và trẻ em nên quyết định trước nơi gặp nhau trong trường hợp cần sơ tán. Sau một trận động đất, nhiều người tập trung tại các địa điểm sơ tán như công viên. Thay vì chỉ nói địa điểm chung chung, hãy quyết định cụ thể, chẳng hạn như “cây bạch quả ở phía bên trái lối vào của công viên A”. Ngoài ra, có thể con đường bị cắt bởi trận động đất và trẻ có thể không đến được địa điểm đã hẹn. Khi đó bạn cần hướng dẫn chúng cách đi đường khác.
Những điểm cần chú ý khi di tản sau động đất
Để trẻ ở nhà một mình nhưng không được để chúng thấy cô đơn
Trẻ em rất ngây thơ và khá là khó để chúng cảm nhận được những nguy hiểm cận kề. Do đó, việc cha mẹ quan tâm và dặn dò thường xuyên là vô cùng quan trọng. Hãy để chúng luôn cảm nhận được rằng mặc dù ở nhà 1 mình nhưng cha mẹ luôn quan tâm đến sự an toàn của chúng.
Ngoài ra, bằng cách tắm chung, đọc sách cho con nghe trước khi đi ngủ, hay ôm con thật chặt để con biết rằng có người luôn quan tâm đến mình là sự hỗ trợ tuyệt vời cho con. Hãy hỏi con nhiều hơn bình thường về những gì xảy ra trong ngày và cố gắng đoán xem con bạn đang cảm thấy thế nào thông qua các cuộc trò chuyện thông thường.
Nhiều trẻ em người nước ngoài ở Nhật không được hưởng giáo dục bắt buộc
Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, NHK
Biên tập: LocoBee
bình luận