Năng lực làm việc – 4 yếu tố quyết định

Tại sao có những người luôn rất thành công trong mọi công việc, mọi lĩnh vực họ làm? Người có năng lực làm việc luôn tiếp thu kiến ​​thức, nâng cao tay nghề, bám sát thành công. Kỳ này, hãy cùng LocoBee tìm hiểu về “4 yếu tố” của khả năng làm việc ảnh hưởng đến việc bạn có thể thực hiện tốt công việc của mình hay không.

 

Tại sao một người có được năng lực làm việc?

Người ta thường nói rằng 20% ​​những người xuất sắc sẽ lãnh đạo 80% toàn bộ tổ chức, và luôn có những người có thể làm tốt công việc của mình trong bất kỳ tổ chức nào.

kiểm tra

Đúng vậy, sẽ luôn có những người lúc nào cũng đảm bảo giao hàng đúng thời gian, hỗ trợ và trả lời ngay lập tức bất cứ thắc mắc gì của khách hàng, hoàn thành tất cả các công việc được giao. Ngay cả khi mọi thứ trở nên khó khăn, người đó không bao giờ bỏ cuộc, luôn lạc quan và giúp đỡ những người xung quanh hoàn thành công việc. Những người như vậy là những người rất đáng tin cậy, đáng học tập và ngưỡng mộ.

Bạn đã bao giờ tự hỏi một “người có thể làm nhiều việc” như vậy đang thực hiện công việc của mình như thế nào chưa?

Dựa trên kết quả của những quan sát và nghiên cứu, LocoBee sau đây sẽ giải thích về 4 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc là gì? Kết quả công việc có được từ nhiều yếu tố khác nhau. Bốn yếu tố là:

1. Đầu ra “Output”

2. Hiểu biết

3. Kỹ năng

4. Lập trường

Những người có thể làm tốt công việc của họ luôn tạo ra kết quả mà người khác có thể nhìn thấy được. “Kết quả” này tương ứng với phần được gọi là “đầu ra”. Để tạo ra được điều này, cần phải có “kiến thức liên quan và kinh nghiệm làm việc” để hỗ trợ. Yếu tố quan trọng đầu tiên là “kiến thức”.

Tuy nhiên, để tiếp thu được “tri thức” thì kiến ​​thức cơ bản và kinh nghiệm cũng rất cần thiết, nên cần có những “kĩ năng” như “cách suy nghĩ và phương pháp làm việc cơ bản”. Và tận cùng gốc rễ, đó là một “lập trường, cách tư duy” như “thái độ ban đầu đối với công việc” và “lối sống của người lao động”.

 

#1. Tập trung vào “đầu ra”

Triệt để thực hiện “output”. Đó là đặc điểm của những người có khả năng làm việc tốt. Bất kể tay nghề giỏi hay dở, việc đầu tiên là phải “cẩn thận, tỉ mỉ”.

Một người có nhận thức tốt không có nghĩa là có thể tham gia các cuộc họp mà không có sự chuẩn bị trước, họ luôn phải phải tổng hợp trước “ý kiến ​​của bản thân” và in ra số lượng bản kế hoạch/báo cáo cần thiết để có thể phân phát cho mọi người. Chẳng hạn trong cuộc họp phòng kinh doanh, cần chuẩn bị những điểm chính của kết quả cuộc họp và gửi cho khách hàng để xác nhận.

làm việc ở Nhật

Nếu bạn có thể thực hiện “output” tốt, bạn có thể sử dụng nó như một “bảng khởi đầu” và cố gắng tiếp thu ý kiến khi nhận được phản hồi từ nhiều người. Ngay cả khi mức độ hoàn thành thấp một chút, nếu bạn tiếp tục cải thiện và rút kinh nghiệm, bạn có thể đạt mức hoàn thành vào một ngày nào đó.

Chỉ nhập và tích lũy thông tin sẽ không tạo ra bất cứ điều gì và sẽ không dẫn đến kết quả công việc.

 

#2. Thu nhận kiến ​​thức bạn cần

Một trong những yếu tố then chốt của những người có khả năng làm việc hiệu quả là họ luôn cập nhật kiến ​​thức cần thiết.

Kiến thức và kinh nghiệm trở nên lỗi thời và vô dụng theo thời gian. Ngoài ra, kiến ​​thức cần thiết cho một công việc luôn thay đổi tùy thuộc vào nội dung của công việc, và kiến ​​thức trong quá khứ có thể không được sử dụng hiệu quả như hiện tại.

thống kê

Những người có thể làm tốt công việc của họ biết rất rõ điều này và luôn tiếp thu những kiến ​​thức mới cần thiết theo giai đoạn công việc.

Ví dụ, nếu bạn đang nghiên cứu một chủ đề mới, hãy tìm kiếm trên Internet hoặc mua sách để có được thông tin dễ dàng. Hoặc bạn có thể tìm các tạp chí ngành hoặc bản tin do các hiệp hội phát hành, để có thêm thông tin hữu ích. Sau khi tự nghiên cứu, hãy nhớ hỏi thêm ý kiến ​​của một số người có liên quan.

Bạn không thể tạo ra kết quả tốt nếu bạn chỉ mắc kẹt với những kiến ​​thức cũ mà bạn đã học trong quá khứ hoặc những kinh nghiệm trong quá khứ của chính bạn. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn “đã biết”, hãy thu thập lại những thông tin cần thiết. Kiến thức là vùng biển rộng lớn mà luôn cần có sự khám phá và nhận thức mới.

 

#3. Tích lũy kỹ năng và đừng để bạn “giậm chân tại chỗ”

Đặc điểm chung của những người có khả năng làm việc hiệu quả là họ không để kiến ​​thức và kinh nghiệm thu được trong công việc bị dừng lại “tại chỗ” mà tích lũy nó thành “kỹ năng”.

“Kỹ năng” chỉ được rút ra khi “những điểm quan trọng có thể được sử dụng trong bất kỳ công việc nào” từ kiến ​​thức và kinh nghiệm có được trong công việc.

làm việc ở nhật

Điều cần biết khi trao đổi với nhân viên hỗ trợ chuyển việc ở Nhật

Ví dụ: khi bạn giới thiệu sản phẩm cho khách hàng và họ mua sản phẩm đó, bạn hãy luôn tự hỏi, “Điểm nào khiến khách hàng quyết định mua hàng?”, “Có điểm quan trọng nào có thể áp dụng cho các khách hàng khác không?”

Bằng cách đó, bạn có thể tìm thấy những điểm mấu chốt có thể áp dụng cho các khách hàng khác nhau. Chẳng hạn như là “Chìa khóa thành công là luôn hình dung ra hoàn cảnh mà khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm” hoặc là “Luôn đưa ra đề xuất và tư vấn dựa trên hoàn cảnh cụ thể của khách hàng”. Những điều này được lặp lại và tích lũy trở thành kỹ năng bán hàng.

Đừng để kiến ​​thức và kinh nghiệm của bạn “dậm chân tại chỗ”, hãy luôn suy nghĩ, rút ra những điểm mấu chốt, và tích lũy chúng thành “kỹ năng” có thể sử dụng trong 5 đến 10 năm.

 

#4. Giữ vững lập trường và luôn tự hào về bản thân

Khả năng làm việc của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có giữ được “lập trường và niềm tin về bản thân” hay không.

Không phải lúc nào công việc cũng thuận buồm xuôi gió. Những rắc rối và những tình huống đáng tiếc luôn xảy ra hàng ngày. Những lúc như vậy, đừng bao giờ nghĩ “Tại sao mình lại là người duy nhất phải trải qua khoảng thời gian khó khăn như vậy?”

“Có niềm tự hào và niềm tin về bản thân” có nghĩa là tin tưởng vào bản thân một cách tích cực.

Khả năng làm việc của bạn sẽ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào việc bạn có tư duy tích cực hay không. Hãy luôn tin tưởng vào bản thân và làm việc chăm chỉ, với thái độ tích cực rằng bạn được giao phó nhiệm vụ khó khăn này vì bạn là chính bạn.

làm việc ở nhật bản

13 chứng chỉ được khuyến khích dành cho người đi làm tại Nhật

Có một câu tục ngữ rằng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Có nghĩa là dù gặp bao nhiêu khó khăn, nếu bạn luôn cố gắng, một ngày thành công sẽ đến.

Ngay cả trong thời điểm khó khăn, nếu bạn tin tưởng vào bản thân và nỗ lực hết mình, tình hình sẽ được cải thiện và bạn sẽ có thể vượt qua nó. Và “khả năng làm việc” và “sự tín nhiệm” của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều khi bạn vượt qua những khó khăn, thử thách đó.

Cho dù gặp phải tình huống có như thế nào, hãy luôn giữ “lập trường và niềm tự hào về bản thân”, hãy luôn cố gắng hết sức mình.

Các công ty Nhật quan tâm đến điều gì khi tuyển dụng người nước ngoài?

 

Tổng hợp LocoBee

 

bình luận

ページトップに戻る