Công ty xây dựng hỗ trợ nhà giá rẻ cho nạn nhân của bạo lực gia đình tại Nagoya
Theo Cơ quan cảnh sát quốc gia, số lượng các cuộc tham vấn về bạo lực gia đình đang tăng lên qua từng năm, đạt mức cao kỷ lục khoảng 83.000 vụ vào năm 2021. Trong số đó 3/4 người muốn tham vấn là phụ nữ.
3/4 nạn nhân là phụ nữ
Sophia (tên giả) là mẹ đơn thân người nước ngoài đang nuôi hai con. Cô từ tỉnh khác đến thành phố Nagoya vào năm 2021 do bị chồng người Nhật bạo lực về tinh thần. “Tôi có mối quan hệ không tốt với chồng. Mặc dù anh ấy không đánh tôi nhưng đôi khi anh ấy sẽ không về nhà trong 3 ngày… Tôi cảm thấy mệt mỏi và khó khăn”.
Ông Sakuraki Sakura – đại diện của một tổ chức chăm sóc tinh thần cho nạn nhân bạo lực gia đình thông qua nghệ thuật – chỉ ra rằng nền tảng của bạo lực gia đình gia tăng có phần ảnh hưởng của đại dịch corona. Mọi người ở nhà thường xuyên hoặc mất việc nên không có chỗ để giải toả căng thẳng. Khi đó phụ nữ và trẻ em trở thành những người dễ bị tổn thương nhất.
Khi con gái của Sara Oki lớn lên, bạo lực và những lời đay nghiến của chồng ngày càng gay gắt hơn… Mặt và cơ thể cô đầy vết bầm tím đến nỗi không thể đi làm. Sau đó cô chuyển đến Nagoya cùng con gái. Từ kinh nghiệm của bản thân, cô cho rằng thách thức lớn nhất đối với nạn nhân của bạo lực gia đình là “nhà ở”. “Tôi bỏ chạy mà không mang theo bất cứ thứ gì. Lúc đầu, tôi định chạy về nhà bố mẹ đẻ nhưng chồng tôi biết nhà bố mẹ tôi mà”.
3 biện pháp bảo vệ con trẻ trước tiêu cực của mạng xã hội ở Nhật
Hỗ trợ cuộc sống cho nạn nhân của bạo lực gia đình
“LivEQuality HUB” là một công ty NPO (tổ chức phi lợi nhuận) ở Higashi-ku, Nagoya hỗ trợ nhà ở cho các nạn nhân của bạo lực gia đình. Okamoto Takuya – đại diện của LivEQuality HUB đồng thời là chủ tịch công ty xây dựng “Chitose Kensetsu” ở Nagoya đồng cảm với khó khăn của phụ nữ bị bạo lực gia đình, ông đã sử dụng lợi thế của công ty xây dựng mình làm chủ để cho Sophia và những bà mẹ đơn thân đang gặp khó khăn khác thuê nhà với giá thấp hơn 10.000 yên so với giá thị trường. Hiện có 43 phòng đã được chuẩn bị tại thành phố Nagoya, trong đó có 11 người trong 4 hộ gia đình bao gồm cả nạn nhân của bạo lực gia đình như Sophia đang sống. Ngoài ra, do nhiều nạn nhân bỏ trốn không có việc làm nên họ không chỉ được giảm tiền thuê nhà mà còn được linh hoạt trả góp các khoản chi phí ban đầu.
Nếu không có nơi ở sẽ không thể ghi địa chỉ vào sơ yếu lý lịch, vì vậy rất khó tìm được việc làm. Khi đến cơ quan hành chính địa phương, nếu không có địa chỉ tại nơi đó thì rất khó nhận được hỗ trợ. Vòng quay tiêu cực của không có việc làm, không được tiếp cận với các dịch vụ của chính phủ, không có nhà ở làm cuộc sống của các nạn nhân ngày càng khó khăn hơn.
Ngoài ông Okamoto, chùa Kuonji cũng là mạnh thường quân khi nhận lễ vật từ người dân và chia sẻ với những gia đình đang gặp khó khăn. Chùa còn kêu gọi các ngôi chùa trong khu phố hợp tác để chia sẻ bánh kẹo và các lễ vật khác cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình mới chuyển đến. Nhờ có sự giúp đỡ của ông Okamoto và các tổ chức khác, Sophia có thể sống an toàn mà không phải lo lắng quá nhiều. Cô được hỗ trợ học tiếng Nhật, có người dẫn cô và con đi chơi sở thú…
Ông Okamoto muốn tạo ra một hệ thống liên hoàn hỗ trợ các nạn nhân bằng cách thu hút sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ trên phạm vi rộng. NPO “LivE Quality HUB” chấp nhận tham vấn không chỉ từ các nạn nhân bạo lực gia đình mà còn từ những phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc tìm nơi ở.
LivEQuality HUB
Địa chỉ: 〒461-0005 愛知県東区東桜2丁目4−9 ナゴヤビル 203
Điện thoại: 050-1741-9674
Bạo lực học đường: học sinh tiểu học bị cô lập trong phòng riêng 1 năm rưỡi
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Theo www.tokai-tv.com
bình luận