Nhật Bản ra quy định liệt kê hạt điều trên nhãn thực phẩm

Theo Đạo luật ghi nhãn Thực phẩm của Nhật Bản, 8 loại thực phẩm gây dị ứng bao gồm: trứng, lúa mì, tôm và cua phải được liệt kê trên nhãn thực phẩm, trong khi 20 chất khác, chẳng hạn như trứng cá hồi, cam và chuối, được khuyến nghị đưa vào.

dị ứng

Cuộc khảo sát dị ứng thực phẩm 3 năm một lần của cơ quan này liên tục cho thấy các triệu chứng dị ứng do các loại hạt cây gây ra đang gia tăng. Khảo sát năm 2023, báo cáo sự gia tăng dị ứng hạt cây, trong đó quả óc chó được xếp hạng là chất gây dị ứng phổ biến thứ 2 sau trứng, chiếm khoảng 15,2% các trường hợp, gấp đôi con số trước đó.

Hạt điều xếp thứ 7, với 4,6% trường hợp, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2020. Báo cáo ghi nhận “sự gia tăng đáng kể” về dị ứng hạt trong khoảng thời gian 3 năm. Hạt điều, hiện đang được đề xuất sẽ sớm trở thành bắt buộc. Quả óc chó đã được thêm vào danh sách bắt buộc vào năm 2023 và hạt mắc ca cũng đã được đề xuất vào năm 2024.

hạt điều

Sự gia tăng này là do lượng tiêu thụ hạt ngày càng tăng, do xu hướng quan tâm đến sức khỏe. Ngoài việc ăn trực tiếp, chúng còn phổ biến trong nước sốt trộn salad, bánh mì và đồ ngọt. Phản ứng dị ứng khi vô tình nuốt phải có thể bao gồm ngứa, nổi mề đay, khó thở và buồn nôn. Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, gây bất tỉnh và hạ huyết áp.

Báo cáo của cơ quan xác định quả hạt dẻ cười và hạt điều có nhiều khả năng gây ra phản ứng nghiêm trọng hơn và nhấn mạnh sự cần thiết phải có các biện pháp để ngăn ngừa vô tình nuốt phải. Vì cả 2 đều thuộc họ điều nên phản ứng chéo – tức là dị ứng với loại này sẽ gây ra phản ứng với loại kia – là có thể xảy ra. Cơ quan có kế hoạch cung cấp thêm thông tin về rủi ro này.

Vì sao nhiều người Nhật vẫn nuôi mèo dù bị dị ứng?

 

Nguồn: 消費者庁

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る