3 nghiên cứu kéo dài tuổi thọ của khoa học Nhật Bản
Rùa và voi là loài động vật nổi tiếng có tuổi thọ cao. Nhưng trong những năm gần đây, nghiên cứu về những sinh vật không già đi này đã làm sáng tỏ một số cơ chế lão hóa. Hãy cùng LocoBee tìm hiểu về 3 nghiên cứu về kéo dài tuổi thọ của giới khoa học Nhật Bản.
Nội dung bài viết
Chuột chũi trụi lông
Chuột chũi trụi lông sống ở châu Phi và có thể sống tới 40 năm. Trong số họ nhà chuột thì nó có tuổi thọ đặc biệt dài so với các con chuột có cùng kích thước chỉ sống từ 2 đến 3 năm. Các nghiên cứu khác cho thấy chúng có khả năng chống lão hóa vượt trội, hầu như không tăng tỷ lệ tử vong hay suy giảm chức năng thể chất do lão hóa. Hơn nữa, vì nó có khả năng kháng ung thư cực cao nên nó đang thu hút sự chú ý như một ứng dụng tiềm năng cho con người.
Viện nghiên cứu nhân giống chuột chũi trụi lông với quy mô lớn nhất thế giới thực tế được đặt tại Kumamoto, Nhật Bản. Giáo sư Kyoko Miura (Trường Cao học Khoa học Đời sống, Đại học Kumamoto) là người đang tiến hành nghiên cứu về quá trình lão hóa ở chuột chũi trụi lông. Nghiên cứu mới nhất tiết lộ rằng một trong những chìa khóa giải quyết bí ẩn của sự lão hóa có thể nằm ở các tế bào trong cơ thể của loài chuột này. Khi chúng ta già đi, các tế bào của chúng ta già đi nhưng chuột chũi trụi lông có cơ chế tự động bỏ các tế bào lão hóa.
Các tế bào trong cơ thể liên tục phân chia, nhưng những tế bào lão hóa là những tế bào đã ngừng phân chia, và chúng tồn tại không chỉ ở người cao tuổi mà còn ở cả người trẻ và trẻ sơ sinh. Các tế bào lão hóa thường không cần thiết cho cơ thể và phần lớn sẽ bị hệ miễn dịch loại bỏ. Tuy nhiên, một số tế bào lão hóa vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể và tích lũy dần theo tuổi tác. Một số tế bào lão hóa tiết ra các chất gây viêm, và chúng lan rộng ra xung quanh. Người ta tin rằng tình trạng viêm liên tục khắp cơ thể sẽ gây ra sự suy giảm chức năng của các cơ quan và mô, khiến con người dễ mắc các bệnh khác nhau liên quan đến tuổi tác như ung thư và xơ cứng động mạch.
Các thí nghiệm trên chuột cho thấy việc loại bỏ các tế bào bạch cầu giúp cải thiện bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Điều này làm dấy lên hy vọng rằng cách này sẽ giúp kiểm soát quá trình lão hóa. Mặt khác, có những báo cáo cho thấy việc loại bỏ các tế bào lão hóa thực sự làm giảm tuổi thọ và nghiên cứu đang tiếp tục xác minh điều này.
Tuổi thọ trung bình của người Nhật tăng lần đầu tiên sau 3 năm
Chất làm chậm quá trình lão hóa NMN
Nghiên cứu được cho là gần nhất với ứng dụng thực tế đang tập trung vào chất làm chậm quá trình lão hóa gọi là NMN. Giáo sư xuất sắc Imai Shinichiro của Đại học Washington là nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này tại Hoa Kỳ. NMN là một chất giống vitamin vốn tồn tại trong cơ thể của mọi sinh vật. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, lượng sản xuất sẽ giảm đi. Vì vậy, giáo sư Imai nghĩ rằng có thể ngăn chặn sự lão hóa bằng cách bổ sung nhân tạo.
Người ta phát hiện ra rằng khi chuột được cung cấp enzyme sản xuất NMN, hoạt động của chúng không hề suy giảm ngay cả khi chúng già đi. Các công ty chú ý đến những kết quả này đã bắt đầu thương mại hóa sản phẩm này như một chất bổ sung không cần nghiên cứu lâm sàng trên người. Tuy nhiên, giáo sư Imai tin rằng mặc dù NMN đã được xác nhận là có tác dụng chống lão hóa trên chuột nhưng vẫn chưa thể nói chắc chắn rằng nó có hiệu quả đối với con người.
Người Nhật ở khu vực nào có tuổi thọ cao nhất?
Kích hoạt lại chức năng tế bào
Nghiên cứu đang thu hút nhiều đầu tư nhất được gọi là “tái lập trình”, nhằm mục đích kích hoạt lại các chức năng tế bào đã thay đổi do lão hóa và cải thiện chức năng cơ quan. Nghiên cứu này được cho là do giáo sư Shinya Yamanaka của Đại học Kyoto khởi xướng. Ông chính là người đã phát hiện ra 4 gen khởi tạo chức năng tế bào.
Ví dụ: nếu đưa 4 gen vào các tế bào ban đầu là da và để chúng hoạt động trong 2 đến 3 tuần, chúng sẽ trở thành tế bào iPS có khả năng biệt hóa thành tế bào của các mô và cơ quan khác nhau. Đây là trạng thái được khởi tạo hoàn toàn và không còn là tế bào da nữa. Nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu xem liệu quá trình tái lập trình này có thể được dừng lại thành công giữa chừng hay không, ví dụ như cho phép các tế bào da của người 60 tuổi trở lại thành tế bào da của người 30 tuổi.
Nghiên cứu tái lập trình cũng đang được tiến hành tại một công ty khởi nghiệp được thành lập cách đây 6 năm bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford ở Hoa Kỳ. Khi họ cấy ghép tế bào da từ một người ở độ tuổi 50 vào chuột và sử dụng một loại thuốc độc quyền, họ đã có thể đưa làn da trở lại trạng thái tương tự như ở độ tuổi 30. Tuy nhiên các thử nghiệm lâm sàng trên người vẫn còn là một chặng đường dài mà khoa học hiện địa cần có thời gian nghiên cứu.
Bí quyết ngăn ngừa lão hoá hiệu quả theo chuyên gia Nhật
Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé!
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Tổng hợp: LocoBee
bình luận