Đại học Kyushu nghiên cứu về hạt vi nhựa tích tụ trong khung xương của san hô

Hạt vi nhựa là những hạt nhựa có kích thước dưới 5mm bị tia cực tím hoặc sóng đánh vỡ thành từng mảnh cực nhỏ, hiện nay người ta đang lo ngại về tác động của chúng đối với hệ sinh thái biển. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Kyushu và Đại học Chulalongkorn của Thái Lan đã thu thập các bộ phận của 4 loại san hô ngoài khơi Thái Lan vào năm 2022 để nghiên cứu cấu trúc các chất và chiếu chúng bằng ánh sáng hồng ngoại trên thiết bị mới nhất do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản cung cấp.

san hô

Kết quả là phát hiện các hạt vi nhựa mà mắt thường không nhìn thấy được không chỉ trong chất nhầy bề mặt của san hô mà còn trong toàn bộ khung xương đá vôi của nó. Đây là lần đầu tiên trên thế giới xác nhận vi hạt nhựa tích tụ trong khung xương của san hô. Người ta đã chỉ ra rằng hạt vi nhựa có thể tồn tại hàng nghìn năm ngay cả sau khi san hô đã chết vì hạt vi nhựa rất khó đào thải khỏi cơ thể một khi chúng đã xâm nhập sâu vào khung xương san hô.

san hô

San hô hỗ trợ hệ sinh thái biển nuôi dưỡng cá và các động vật khác, nhưng khi nhiệt độ nước biển tăng lên do sự nóng lên toàn cầu thì tác động của hạt vi nhựa ngày càng lan rộng. Giáo sư Suchana Chawani của Viện Tài nguyên Sinh học Thủy sản thuộc Đại học Chulalongkorn cho biết nếu lượng hạt vi nhựa xâm nhập lớn có thể khiến san hô bị tẩy trắng và chết. Nếu 2 yếu tố hạt vi nhựa và hiện tượng nóng lên toàn cầu kết hợp với nhau thì tác động lên san hô sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa.

Đồng cỏ san hô lớn nhất Nhật Bản ở Hokkaido

 

Nguồn: kyushu-u

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る