Đầu bếp sushi Nhật Bản được săn đón ở nước ngoài với thu nhập khủng

Đầu bếp sushi người Nhật ở nước ngoài đang rất được săn đón. Mức thu nhập chênh lệch như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua câu chuyện của một đầu bếp đã từng làm việc tại một nhà hàng sushi ở Ginza tráng lệ của Tokyo và đã sang Singapore làm việc.

 

Mức thu nhập cao hơn gấp 3 lần khi làm việc ở nước ngoài

Đầu bếp sushi Hitoshi Oyamada, 40 tuổi, đã chuyển đến Singapore vào năm 2021 trong thời kỳ đại dịch do vi rút corona chủng mới gây ra sau khi được một người quen cho biết công việc kinh doanh ở đó “rất phát đạt”. Lúc đó anh Oyamada, người đã nghỉ việc vì vấn đề sức khỏe, cần tiền để trả tiền cấp dưỡng nuôi 2 con đang sống với vợ cũ sau khi họ ly hôn vài năm trước.

sushi Nhật Bản

Tại Singapore, anh bắt đầu làm việc tại một nhà hàng chỉ có một quầy với khoảng một chục chỗ ngồi. Khi chuyển đổi sang yên, số tiền chi tiêu trung bình cho mỗi khách hàng là từ 50.000 đến 60.000 yên (khoảng 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng). Thu nhập thực tế hàng năm của anh tăng 3 lần so với tại Nhật, lên đến lên khoảng 15 triệu yên (khoảng 2,5 tỉ đồng). Tiền lương hàng tháng của anh tại một nhà hàng ở Ginza, nơi anh từng làm việc cho đến khi chuyển đi, là 400.000 yên (khoảng 68 triệu đồng) và tiền lương thực lĩnh hàng năm của anh chưa đến 4,8 triệu yên (khoảng 800 triệu đồng).

Sushi là món ăn yêu thích nhất của du khách nước ngoài khi đến Nhật Bản

 

Mức thu nhập khó có thể nhận được ở Nhật Bản

Đây không phải là lần đầu tiên anh làm việc ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp trường dạy nấu ăn, Oyamada đã làm việc tại một nhà hàng sushi thuộc một khách sạn ở Tokyo trong khoảng 6 năm rưỡi kể từ năm 2004. Có rất nhiều đầu bếp có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài và một số khách hàng cũng là người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong môi trường làm việc như vậy, anh đã nhận được lời mời đến một quốc gia khác để làm việc. “Tôi chỉ cảm thấy sợ”, anh nhớ lại, nhưng anh đã chuyển đến Singapore vào năm 2011.

du lịch nhật bản

Sau khi đến Singapore, hóa ra nơi anh sẽ làm việc là một quán rượu izakaya, không phải là một nhà hàng sushi. Vài tháng sau, người quản lý người Nhật của quán rượu đã biến mất với những khoản nợ chưa thanh toán. Mức lương hàng tháng của Oyamada vào khoảng 400.000 đến 450.000 yên theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó. Sau khi trừ tiền thuê nhà, anh chỉ còn lại khoảng 350.000 yên. Anh không gặp khó khăn về tài chính, nhưng anh đã trở về Nhật Bản sau một năm, nghĩ rằng, “Đây không phải là điều tôi muốn làm. Tôi sẽ tự hủy hoại mình nếu cứ tiếp tục như thế này”.

Sau đó, vì công việc anh đã di chuyển giữa Nhật Bản, Hồng Kông và Singapore. Trong quá trình đó, anh đã học được các kỹ năng đàm phán, vốn rất cần thiết khi làm việc ở nước ngoài và đã xoay xở để giành được mức lương hiện tại của mình.

Ở Singapore, một bát mì ramen có giá từ 2.500 đến 3.000 yên (khoảng 400 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng) và có những mặt hàng khác được coi là cao theo tiêu chuẩn của Nhật Bản. Tuy nhiên, Oyamada thấy mình có đủ khả năng chi trả để sống ở mức không thể đạt được ở Nhật Bản. “Tôi sẽ trở về Nhật Bản nếu tôi có thể được trả lương như ở đây, nhưng cho đến nay vẫn chưa một nơi nào có thể trả anh mức lương như vậy”, anh nói.

 

Đầu bếp sushi Nhật Bản đang rất được săn đón

“Các đầu bếp sushi đang rất được săn đón”, Hideaki Kikuchi, 54 tuổi, hiệu trưởng Học viện Sushi hàng đầu Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo, nơi cung cấp các chương trình đào tạo và hỗ trợ việc làm cho các đầu bếp sushi, cho biết. Theo Kikuchi, sushi được yêu thích đặc biệt trong cơn sốt ẩm thực Nhật Bản ở nước ngoài và “có nhu cầu lớn từ những người muốn ăn sushi do chính tay đầu bếp Nhật Bản làm ra”.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, mức lương hàng năm của các đầu bếp ẩm thực Nhật Bản bao gồm đầu bếp sushi trung bình là 3,58 triệu yên (khoảng 600 triệu đồng). Tuy nhiên, Kikuchi chỉ ra rằng, “Có rất nhiều cuộc săn đầu bếp sushi đang diễn ra ở Nhật Bản. Các nhà hàng càng nổi tiếng thì cuộc chiến săn đầu bếp của họ càng trở nên khốc liệt”. Ông cho biết một số đầu bếp sushi thậm chí còn được trả mức lương hàng tháng lên tới hàng triệu yên.

Ở Nhật Bản, người ta nói rằng để trở thành đầu bếp sushi, bạn phải trải qua một thời gian đào tạo dài. Theo một câu nói, “Phải mất 3 năm để thành thạo cách nấu cơm đúng cách và 8 năm nữa để hoàn thiện cách làm sushi”. Đây là lý do tại sao các nhà hàng muốn săn đầu bếp sushi giàu kinh nghiệm và trả cho họ mức lương cao, thay vì tự bỏ tiền ra đào tạo. Một ví dụ điển hình là các đầu bếp sushi được tuyển dụng để làm việc tại các nhà hàng ở nước ngoài.

 

Tiền lương ở Nhật Bản không tăng trong thời gian dài

Tiền lương ở Nhật Bản vẫn trì trệ trong nhiều năm. So sánh mức lương trung bình ở nhiều quốc gia theo quan điểm “sức mua”, không tính đến tác động của lạm phát, sử dụng dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy kể từ năm 2000, tiền lương ở Hoa Kỳ và Úc đã tăng 1,2 đến 1,3 lần và ở Hàn Quốc, mức lương đã tăng 1,5 lần, trong khi ở Nhật Bản, mức lương vẫn giữ nguyên.

sushi

Trong 20 năm qua, mức lương trung bình tại Nhật Bản gần như không đổi, trong khi mức lương tại Pháp và Hoa Kỳ đã tăng lần lượt khoảng 20% ​​và 30%. Về mặt tiền lương, Nhật Bản đứng cuối trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển – G7. Do đồng yên yếu, khoảng cách lương có thể trở nên lớn hơn tùy thuộc vào việc mọi người làm việc ở Nhật Bản hay ở nước ngoài. Những hoàn cảnh này thúc đẩy nhiều đầu bếp sushi cố gắng nắm bắt cơ hội ở nước ngoài, bất kể rủi ro.

10 chuỗi sushi băng chuyền được yêu thích ở Nhật

8 thuật ngữ về thế giới sushi bạn nên biết

thành viên LocoBee

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る