Nếu điều gì đó khơi dậy niềm vui cho bạn nhưng không may lại bị vỡ, việc học cách sửa và gắn lại món đồ đó không chỉ mang lại sức mạnh mà nó còn có thể đóng vai trò như một bài học về vật chất, tính toàn vẹn và hình thức. Nghề thủ công Kintsugi của Nhật Bản có thể dạy bạn cách trân trọng công việc thủ công của mình và nâng cao lòng trắc ẩn đối với đồ đạc: bạn sẽ có cảm giác cực kỳ thỏa mãn khi sửa xong một đồ vật bị hỏng thay vì vứt bỏ nó.
Điều này đã khiến nhiều người biết cách chăm sóc và sử dụng tài sản của mình lâu nhất có thể, nhưng bản thân vẻ đẹp có được từ việc sử dụng sơn mài urushi và bột vàng là một lý do khác khiến kỹ thuật này mới trở nên phổ biến. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu Kintsugi là gì và ngày nay loại hình mang tính nghệ thuật này được thưởng thức như thế nào ở Nhật Bản nhé!
Nội dung bài viết
Quà tặng Nhật Bản: Đồ thiếc thủ công truyền thống
Bối cảnh của Kintsugi
Người ta tin rằng Kintsugi được tạo ra ở Nhật Bản vào thời Muromachi (1336–1573), cùng thời đại mà trà đạo Cha-no-yu truyền thống chiêu đãi khách bằng cách phục vụ trà xanh matcha trở nên phổ biến. Trong trà đạo, những chiếc bình dùng để chiêu đãi khách là một khía cạnh rất quan trọng, do đó tay nghề và thiết kế của chúng không ngừng phát triển. Vào thời điểm đó, gốm sứ là mặt hàng có giá trị mà chỉ có tầng lớp thượng lưu được sử dụng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi họ muốn tìm cách để sửa chữa bất kỳ bát trà chawan đắt tiền nào bị sứt mẻ hoặc bị vỡ.
Sự phát triển của nghề sửa chữa đồ gốm ở Nhật Bản xuất hiện sau khi đồ gốm được sửa chữa bằng kỹ thuật Kasugaidome, theo đó các mảnh vỡ được gắn lại với nhau bằng ghim kim loại dày, được du nhập vào Nhật Bản. Là một phần trong quá trình tìm kiếm một phương pháp sửa chữa đồ gốm có tính thẩm mỹ cao hơn, kỹ thuật Kintsugi đã được phát triển, trong đó những người tham dự trà đạo có thể thưởng thức các mẫu ngẫu nhiên được tạo ra do đã từng bị hư hỏng. Một số bát trà chawan được sửa chữa bằng kintsugi trong thời kỳ đó vẫn còn được bảo quản tốt cho đến ngày nay.
Sự liên quan của Kintsugi trong kỷ nguyên hiện đại
Kỹ thuật sửa chữa kintsugi cổ điển được tạo ra vào thời Muromachi và được hoàn thiện trong thời Edo (1603–1868). Nó chỉ sử dụng các vật liệu tự nhiên như sơn mài urushi sản xuất tại Nhật Bản, bột gạo và đất núi. Sự tồn tại của những món đồ được sửa chữa hơn 200 năm trước vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay là bằng chứng cho thấy độ bền của những vật liệu tự nhiên này.
Trong một thời gian dài, kintsugi chỉ được áp dụng cho các đồ dùng trà đạo đắt tiền và các vật dụng của người bình thường được sửa chữa bằng kỹ thuật gọi là yakitsugi khi các mảnh được nối lại với nhau bằng thủy tinh chì. Vào những năm 2000, kintsugi, vốn được con người lưu truyền qua nhiều thời đại như một kỹ thuật chuyên biệt, bắt đầu lan rộng ra công chúng. Điều này được thúc đẩy bởi việc xuất bản sách hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu học kintsugi và sự đánh giá mới về kỹ thuật thủ công truyền thống của Nhật Bản. Ngoài ra, thời đại tiêu dùng đại trà kéo theo sự tập trung mới vào việc quan tâm đến môi trường và tài sản – đây là một lý do khác khiến kintsugi thu hút được sự chú ý. Trọng tâm của Kintsugi vào việc tạo ra giá trị mới từ những món đồ bị hỏng rất phù hợp với quan điểm định hướng bền vững ngày nay.
Thị trấn đồ gốm sứ Arita tỉnh Saga
Ngoài đồ gốm, một số người cũng sử dụng kintsugi để sửa chữa những thứ khác, chẳng hạn như là thủy tinh. Những cách tiếp cận mới này đang góp phần phổ biến rộng rãi kỹ thuật này trong thời đại ngày nay.
Dễ dàng cho người mới bắt đầu thử
Vì kỹ thuật kintsugi sử dụng sơn mài urushi, được làm từ nhựa cây urushi, nên nó từng là kỹ thuật được thực hiện bởi các nghệ nhân urushi.
Mặc dù có nhiều phương pháp kintsugi, nhưng quy trình cơ bản là gắn lại những mảnh vỡ bằng sơn mài urushi, lấp đầy những phần bị nứt hoặc sứt mẻ bằng bột trét làm từ sơn mài urushi trộn với mùn cưa hoặc bột đá và hoàn thiện bằng bột vàng vẫn được giữ nguyên. Ngày nay, các dụng cụ và vật liệu cần thiết thường được bán cùng nhau dưới dạng bộ kintsugi và có sẵn các video chuyên sâu về kỹ thuật này nên mọi người có thể dễ dàng tự thực hiện.
Kintsugi là một kỹ thuật đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn vì phải mất thời gian để sơn mài urushi khô. Có thể mất đến hai tháng để hoàn thành một tác phẩm. Nhưng đối với những người muốn sửa chữa theo kiểu kintsugi trong thời gian ngắn hơn thì cũng có một phương pháp đơn giản hơn đó là sử dụng một loại keo thủ công chịu nước an toàn trên bộ đồ ăn, sau đó mối nối được đánh dấu bằng sơn gốm acrylic. Đó là một cách nhanh chóng và dễ dàng để sửa chữa theo phong cách kintsugi.
Có nhiều lựa chọn hơn để trải nghiệm kintsugi tại nhà một cách dễ dàng và thuận tiện là một phần lý do khiến kintsugi trở nên phổ biến.
Việc đồ vật bị hư hỏng trong quá trình sử dụng hàng ngày là điều không thể tránh khỏi. Kintsugi hướng đến việc tạo ra vẻ đẹp mới cũng như tái sử dụng những đồ vật bị hỏng và cũng hấp dẫn từ góc độ bền vững, vì vậy đây sẽ là một kỹ thuật cần được truyền lại cho thế hệ mai sau ở Nhật Bản.
Quà tặng thủ công và kĩ thuật truyền thống Nhật Bản: Cắt móng tay
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tổng hợp: LocoBee
bình luận