Có nên xóa bỏ giáo dục phân giới tính tại Nhật Bản không?

Hiện nay tại Nhật vẫn phổ biến hình thức trường học dành riêng cho nam sinh hoặc nữ sinh. Điều này vừa là đặc trưng nhưng cũng đi kèm bất cập trong xã hội đang dần hướng đến bình đẳng giới hiện nay.

 

Học sinh nói về trường nam sinh/nữ sinh

trường học

Trường trung học Urawa tỉnh Saitama thường được gọi là “Uradaka”. Trường được thành lập vào năm 1895 với tư cách là trường nam sinh và sẽ kỷ niệm 130 năm thành lập vào năm 2025. Số lượng học sinh tại Uradaka tuyển sinh vào Đại học Tokyo là cao nhất trong tỉnh. Mục tiêu của trường là phát triển thế hệ lãnh đạo toàn cầu tiếp theo. Phi hành gia Wakata Koichi cũng là học sinh trường Uradaka.

Lễ hội thể thao truyền thống của trường trung học Urawa tôn vinh cả nghệ thuật văn học và quân sự sẽ được tổ chức dù nắng hay mưa. Họ nói rằng việc trở thành một trường nam sinh cho phép họ toàn tâm toàn ý thi đấu, bất kể họ có bị ướt sũng hay dính đầy bùn hay không. Yazawa Shunsuke là học sinh trung học năm thứ hai tại Uradaka, đồng thời là thành viên của câu lạc bộ hợp xướng nam trong trường. Khi còn là học sinh trung học cơ sở, Yazawa lo lắng không biết người khác giới sẽ nghĩ gì về mình nhưng khi vào học trường toàn nam sinh, cậu đã có thể buông lỏng bản thân và cảm thấy thoải mái khi hát thành tiếng. Từ khi vào trường, thói quen hàng ngày của Yazawa là học cùng bạn bè đến gần 9 giờ tối. Trong tương lai, Yazawa đặt mục tiêu theo học một trường đại học ở nước ngoài – nơi đào tạo ra nhiều người làm việc tại các công ty công nghệ thông tin và trở thành nhà quản lý. Yazawa được truyền cảm hứng từ những học sinh xung quanh mình – những người đang cố gắng theo đuổi đam mê của mình.

phương ngữ tiếng nhật

Trường trung học nữ sinh Kumagaya được thành lập cách đây 114 năm. Thường được gọi là Kumajo. Đây là ngôi trường dành cho nữ sinh với hơn 900 học sinh. Ở ngôi trường này có một câu nói được học sinh trong trường truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là: “cây cọc đã cắm thẳng sẽ không bao giờ bị đổ ngã”. Lễ hội văn hóa là sự kiện lớn của trường thu hút khoảng 6.000 người. Mọi việc lập kế hoạch, quản lý, kế toán, v.v. đều do học sinh quản lý.

 

Ý kiến từ xã hội

tin tức xã hội

Năm ngoái, ủy ban khiếu nại của tỉnh Saitama – nơi giải quyết các vấn đề bình đẳng giới – đã khuyến nghị rằng “giáo dục không phân giới tính nên được thực hiện càng sớm càng tốt ở các trường trung học của tỉnh.” Điều này đã gây ra một cuộc tranh cãi về việc nam nữ học chung. Những người cho rằng các trường nam sinh/nữ sinh nên trở thành mô hình đồng giáo dục đưa ra nhiều ý kiến như:

  • Giáo dục không phân giới tính rất tốt cho việc học về các mối quan hệ bình đẳng. Hiện tại, tôi đang làm việc tại một trường như vậy và sự sôi nổi của ngày hội trường cho thấy ngay cả các trường này cũng đang tạo ra những học sinh rất chất lượng. Tôi tin rằng điều này giúp tâm trí và cơ thể phát triển một cách cân bằng một cách tự nhiên.
  • Học sinh không nên được nuôi dưỡng trong một môi trường biệt lập chỉ dành cho nam giới hoặc nữ giới. Việc nuôi dưỡng khả năng đàm phán với những người thuộc giới tính và hoàn cảnh khác nhau là cần thiết để phát triển các nhà lãnh đạo ngày càng đa dạng.
  • Bởi vì giáo dục công được điều hành bằng công quỹ nên chúng ta không nên giới hạn việc tuyển sinh chỉ dành cho nam hay nữ.

3 nữ sinh viên đại học đầu tiên của Nhật Bản

 

Ý kiến từ chuyên gia

Giáo sư Sejiyama Kaku dạy lí thuyết giới tính tại Đại học Tokyo cho rằng nên để các trường nam sinh/nữ sinh thành mô hình giáo dục không phân giới tính. Trên thực tế, hầu hết các trường trung học cấp tỉnh trên cả nước đều là nam nữ học chung. Hơn nữa, vấn đề của Saitama là các nữ sinh trung học cơ sở ở tỉnh Saitama không thể đăng ký vào các trường trung học nam sinh tốt nhất tỉnh về thành tích học tập. Đây là vấn đề không thể bỏ qua dưới góc độ cơ hội bình đẳng cho nam và nữ. Trong thời đại mà chúng ta cần đào tạo những phụ nữ có thể trở thành lãnh đạo, tôi cảm thấy thật kỳ lạ khi không có cơ hội cho phụ nữ vào các trường dự bị hàng đầu.

giới thiệu bản thân

Cựu Giám đốc giáo dục tỉnh Hiroshima bà Hirakawa Rie phát biểu rằng sự phát triển về thể chất và tinh thần của nam và nữ là khác nhau. Thực tế là một số người lo lắng về việc người khác giới nghĩ gì về mình vì họ đang ở độ tuổi dậy thì, nên tôi nghĩ một số trẻ cho rằng điều này là cần thiết. Điều quan trọng là phụ huynh và học sinh quyết định như thế nào. Ví dụ, thay vì đơn phương đưa ra một chính sách, chính bản thân các em học sinh nên được tham gia vào cuộc thảo luận. Có thể là một ý tưởng hay nếu trình bày và thảo luận về con đường thứ ba, chẳng hạn như tạo ra một trường học hàng đầu với các giá trị hoàn toàn khác để thoát khỏi nền giáo dục tiêu chuẩn, hoặc xem xét một trường học giải quyết các vấn đề xã hội. Tôi hy vọng các bạn sẽ trân trọng quá trình này và coi đây là cơ hội tuyệt vời để mang lại hy vọng cho các em”.

học sinh cấp 3

Dựa trên những ý kiến của học sinh trung học và những người khác trong tỉnh trong một cuộc khảo sát kết thúc vào giữa tháng 5 vừa qua ​, Hội đồng giáo dục Tỉnh Saitama sẽ quyết định công bố chính sách của mình về việc có nên tổ chức các trường học không phân giới tính vào tháng 8 này hay không.

Câu chuyện ý nghĩa về trường tiểu học mang tên một nữ sinh Nhật Bản tại Việt Nam

Học tiếng Nhật miễn phí tại LocoBee với các video học giao tiếp, Minna no Nihongo, thi thử JLPT – Nhanh tay đăng ký thành viên để học mọi lúc mọi nơi, hoàn toàn miễn phí!

(Sau khi đăng ký vào Sinh viên, chọn Tiếng Nhật thực hành để học qua các video, làm đề thi thử!)

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

 

Nguồn: NHK

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る