Nhật Bản kí kết thương mại song phương giảm phát thải khí nhà kính với Việt Nam và Philippines

Mùa hè năm nay, lần đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp, chính phủ Nhật Bản sẽ kí kết “thương mại song phương” với với Philippines và Việt Nam, trong đó các quốc gia chia sẻ việc giảm phát thải khí nhà kính để đổi lấy việc cung cấp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính. Mục tiêu là dự án giảm phát thải khí metan do một công ty Nhật Bản thực hiện trên các cánh đồng lúa ở Philippines và Việt Nam, đồng thời là giao dịch song phương đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án nhằm mục đích góp phần giảm lượng khí thải metan – chất gây hiệu ứng nhà kính mạnh – cũng như hỗ trợ việc mở rộng ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản và dẫn đầu thị trường khử carbon trong lĩnh vực nông nghiệp.

khí thải nhà kính

Tận dụng “Cơ chế tín chỉ chung (JCM)” mà Nhật Bản đưa ra năm 2013, một hệ thống trong đó một phần lượng giảm khí nhà kính đạt được thông qua cung cấp công nghệ được bao gồm trong phần đóng góp của Nhật Bản và được phát hành dưới dạng “tín dụng”.
Cho đến nay, các thỏa thuận đã được ký kết với 29 quốc gia, trong đó có Philippines và Việt Nam. Mặc dù công ty này có thành tích giao dịch chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng nhưng lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa được khám phá.

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, các công ty Nhật Bản như Kubota đang tham gia vào dự án này. Một phương pháp giảm khí thải thông qua tưới tiêu gián đoạn sẽ được cung cấp cho 2 nước vàPhilippines và Việt Nam. Còn Nhật Bản sẽ nhận được tín dụng cho một phần lượng khí thải giảm được. Tín dụng sẽ được bán cho các công ty trong và ngoài nước hoạt động khử cacbon. Một phần số tiền thu được từ việc bán sẽ được trả lại cho nông dân địa phương.

48% lượng khí nhà kính thải ra từ đất nông nghiệp trên thế giới đến từ các cánh đồng lúa và 94% trong số này là khí metan. Khí này có hiệu ứng nhà kính gấp 25 lần so với carbon dioxide (CO2). Ở châu Á, nơi chiếm 90% sản lượng lúa gạo của thế giới, làm thế nào để giảm lượng khí metan từ ruộng lúa là một vấn đề lớn.

cánh đồng lúa

Ngành du lịch Nhật Bản phát triển công cụ tính toán lượng khí thải CO2

Tưới gián đoạn là phương pháp rút nước thường xuyên trong quá trình lúa đang phát triển để làm lúa khô. Điều này ức chế hoạt động của vi khuẩn sinh khí metan trong đất – loại vi khuẩn không ưa oxy giúp giảm khí thải… Trong một thử nghiệm trình diễn trên các cánh đồng lúa ở Việt Nam, phương pháp này có thể giảm lượng khí thải trên một đơn vị diện tích khoảng 40% và tăng năng suất khoảng 20%.

Theo ước tính của chính phủ Nhật Bản, lượng khí thải có thể giảm trong 1 năm từ các cánh đồng lúa ở Philippines và Việt Nam là khoảng 3,2 triệu tấn (7% tổng lượng), Việt Nam chiếm khoảng 14 triệu tấn (39% tổng lượng) và tổng giá trị thị trường tín dụng ước tính vào khoảng 20 tỷ yên.

Chính phủ đặt mục tiêu giảm 46% lượng phát thải khí nhà kính trong năm tài chính 2030 so với mức tài khóa 2013 và đạt được mức độ trung hòa carbon bằng cách giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống gần như bằng 0 vào năm 2050. Kế hoạch này sẽ mở rộng sang các quốc gia khác trong tương lai.

Chiến dịch đưa lượng khí thải CO2 ở Tokyo về 0 vào năm 2050

 

Nguồn: www.yomiuri.co.jp

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る