Đền chùa ở Nhật Bản có mua được không?

Tại Nhật Bản, các pháp nhân tôn giáo được ưu đãi về thuế. Nếu thu nhập hàng năm dưới 80 triệu yên (12,9 tỉ đồng) thì không phải báo cáo thu nhập chi tiêu… Chỉ có một vấn đề là rất khó để nắm bắt tình hình hoạt động thực tế của họ.

熊野本宮大社 Kumano Hongu Taisha

 

Thực trạng các pháp nhân tôn giáo bị rao bán giá cao

Ông Yamamoto Takao đã làm trung gian mua bán cho các pháp nhân tôn giáo được khoảng 4 năm. Trước đây ông làm trong lĩnh tâm lý học, sau đó biết có người muốn mua bán các tổ chức tôn giáo nên bắt đầu kinh doanh môi giới thông qua trang web của mình. Nói về công việc của mình, ông Yamamoto chia sẻ rằng đây là công việc không bị ràng buộc nhiều, không cần mở công ty bất động sản, không cần bằng cấp mà chỉ cần internet.

pháp nhân tôn giáo

Trên trang web do ông Yamamoto điều hành, đất của các đền chùa cũng như của chính các pháp nhân tôn giáo được giao dịch với số lượng từ hàng chục triệu đến hàng tỷ yên. Các tôn giáo mà ông giao dịch là những tôn giáo không có nhiều hoạt động, thậm chí không có tín đồ. Nhiều pháp nhân tôn giáo tại Nhật đang lâm vào tình trạng ngừng hoạt động hoặc khó duy trì do thiếu người kế vị hoặc số lượng tín đồ sụt giảm.

Các pháp nhân tôn giáo không thuộc bất kỳ giáo phái nào được gọi là “độc lập”. Theo ông Yamamoto, các tổ chức “độc lập” không cần có sự chấp thuận của giáo phái khi thay đổi người đại diện hoặc xử lý tài sản nên việc mua bán tương đối dễ dàng. Giá chào bán của đền chùa có thể lên đến hàng chục triệu yên bởi người ta cho rằng phải hơn 10 năm mới có được tư cách thành lập pháp nhân tôn giáo mới.

Top 10 đền chùa mà nhiều người Nhật lựa chọn để đi lễ đầu năm

 

Lợi ích của việc mua một pháp nhân tôn giáo là gì?

Khi đã có được tư cách pháp nhân tôn giáo thì có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh sau:

  • Bán hàng hóa (bao gồm bán động vật, thực vật và các mặt hàng khác)
  • Kinh doanh mua bán bất động sản, kinh doanh cho vay bất động sản, kinh doanh bãi đỗ xe
  • Kinh doanh cho vay tiền/Kinh doanh cho vay hàng hóa
  • Ngành sản xuất (bao gồm ngành cung cấp điện và ngành cung cấp khí đốt)
  • Ngành công nghiệp truyền thông và phát thanh truyền hình
  • Ngành vận tải, công nghiệp xử lý vận tải và công nghiệp kho bãi
  • Kinh doanh theo hợp đồng (bao gồm thuê ngoài xử lý hành chính)
  • Ngành in ấn/Ngành xuất bản/Ngành nhiếp ảnh
  • Kinh doanh nhà trọ/Kinh doanh cho thuê chỗ ngồi
  • Kinh doanh nhà hàng và kinh doanh nhà hàng khác
  • Kinh doanh đại lý (đại lý bảo hiểm/đại lý du lịch)
  • Kinh doanh môi giới (bao gồm chiết khấu hóa đơn)
  • Kinh doanh bán buôn
  • Công nghiệp khai thác mỏ, khai thác đất và cát…
  • Ngành cắt tóc/làm đẹp
  • Kinh doanh giải trí
  • Kinh doanh trung tâm giải trí (bao gồm sân gôn, pachinko và trung tâm trò chơi)
  • Kinh doanh hội trường vui chơi
  • Ngành y tế y tế (bao gồm bệnh viện, phòng khám và chăm sóc điều dưỡng)
  • Kinh doanh giảng dạy kỹ thuật
  • Kinh doanh bảo lãnh tín dụng
  • Cung cấp quyền sở hữu vô hình (bao gồm bằng sáng chế và bản quyền)
  • Kinh doanh phái cử nhân lực

miễn thuế

Nếu thực hiện các hoạt động kinh doanh trên với tư cách là một pháp nhân tôn giáo thì mức thuế sẽ thấp hơn 35% so với một tập đoàn tài chính hay công ty bình thường. Ví dụ: khi mua đất dưới danh nghĩa một pháp nhân tôn giáo thì thuế đăng ký và giấy phép, thuế mua lại bất động sản và thuế quy hoạch thành phố sẽ được miễn. Sau khi được công nhận là đất trong khu vực thuộc pháp nhân tôn giáo đó thì không phải đóng thuế tài sản. Nếu bán lại đất đai trong khu vực thì số tiền thu được từ việc bán không phải chịu thuế. Ngay cả khi bán lại đất ngoài khu vực thì lợi nhuận từ việc bán đất sẽ được miễn thuế với thời gian sở hữu trên 10 năm.

Pháp nhân tôn giáo nhận được rất nhiều lợi ích “miễn thuế” ngoài lợi nhuận kinh doanh cốt lõi. Tiền kiếm được từ hoạt động kinh doanh ban đầu (cúng dường, quyên góp, bùa hộ mệnh, v.v.) đương nhiên cũng được miễn thuế. Hơn nữa, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi và cổ tức thu được khi đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu cũng được miễn thuế!

Ngoài ra, trong trường hợp các pháp nhân tôn giáo không kinh doanh có lãi thuộc các ngành nêu trên, nếu thu nhập từ quyên góp và quà tặng lên tới 80 triệu yên mỗi năm thì không có nghĩa vụ phải ghi sổ hoặc nộp thuế với cơ quan thuế. Không có thuế đối với các khoản quyên góp ngay cả khi chúng vượt quá 80 triệu yên mỗi năm. Tiền từ các pháp nhân tôn giáo có thể được sử dụng tự do cho các hoạt động tôn giáo mà không cần ghi chép.

Đền Musashi Ichinomiya

Vì cơ quan thuế không nhận được tờ khai thuế nên không thể biết pháp nhân tôn giáo tiêu tiền vào việc gì. Trên thực tế, chính quyền còn không biết liệu doanh thu hàng năm của pháp nhân tôn giáo có vượt quá 80 triệu yên hay không nên việc một ngôi chùa ở Tokyo có doanh thu hàng tỷ yên nhưng chưa bao giờ khai thuế là hoàn toàn có thể xảy ra.

Một điều nữa là việc thừa kế. Việc thừa kế một pháp nhân tôn giáo có thể thực hiện đơn giản bằng cách đăng ký thay đổi người đại diện (miễn phí đăng ký). Các cá nhân có thể quyên góp bất kỳ số tiền nào cho các pháp nhân tôn giáo và các pháp nhân tôn giáo không phải đóng bất kỳ khoản thuế nào, bất kể họ nhận được bao nhiêu tiền đi chăng nữa.

Đa số nhóm tôn giáo tại Nhật tán thành luật mới về quyên góp

 

Ai là người mua các pháp nhân tôn giáo?

Theo Đạo luật pháp nhân tôn giáo, thu nhập kiếm được từ các hoạt động tôn giáo được miễn thuế và đất trong khuôn viên đền chùa không phải chịu thuế tài sản cố định. Ngoài ra, nếu tập đoàn mua lại tài sản thì không phải đóng thuế thừa kế nên giới nhà giàu Nhật Bản cũng tìm đến ông Yamamoto để tận dụng những “ưu đãi” này.

đền chùa

Những người có tiền muốn những thứ như trốn thuế và tiết kiệm thuế. Trong khi đó các pháp nhân tôn giáo không phải kê khai thu nhập lên tới 80 triệu yên. Về bản chất, họ mua một pháp nhân tôn giáo thông qua quyền thừa kế và đầu tư tài sản của mình vào đó. Theo ông Yamamoto thì mua bán các pháp nhân tôn giáo là việc “không có gì trái pháp luật”. Mặc dù chính phủ Nhật Bản coi việc trốn thuế và mua bán các pháp nhân tôn giáo để kiếm lợi nhuận là một vấn đề nhưng họ vẫn cho rằng từ góc độ tự do tôn giáo rất khó để nắm bắt được tình hình thực tế.

Những điều cần lưu ý khi viếng thăm đền chùa Nhật Bản

 

Trường hợp thực tế

Chùa Yakushi nằm ở quận Sumiyoshi, thành phố Osaka là ngôi chùa nổi tiếng được đặt theo tên Kobo Daishi (Kukai), được xây dựng vào đầu thời Edo khoảng 400 năm trước và là một trong 88 ngôi chùa ở tỉnh Settsu (theo địa lí cũ của Nhật Bản). Khi đến đây, người ta phát hiện ra rằng không còn dấu vết của chính điện ban đầu và các bia mộ trong khuôn viên đã được chuyển đến lối vào.

Tại sao ngôi chùa trông khác lạ thế? Khi hỏi chuyện một người đàn ông sống gần chùa Yakushi đã xây mộ cho mẹ ông cách đây 60 năm thì được ông chia sẻ rằng một ngày nọ đến chùa thì thấy mộ đã bị phá bỏ và trở thành bãi đất trống. Khoảng 200 ngôi mộ của ngôi chùa đã bị bán đất mà người thân không hề hay biết, bia mộ cũng bị di chuyển mà không có thông báo gì. Mặc dù chùa Yakushi tuyên bố có liên kết với giáo phái Shingon nhưng thực chất đây là một pháp nhân tôn giáo “độc lập” nên vị trụ trì lúc đó có quyền thay đổi người đại diện và định đoạt tài sản một cách độc lập.

Đền Hie Jinjja

Theo cuộc phỏng vấn với các bên liên quan và đối chiếu sổ đăng ký, gia đình của vị trụ trì chùa Yakushi vốn đang gánh nợ nên đã bán khoảng hơn 400 mét vuông và tư cách pháp nhân tôn giáo cho một công ty bất động sản vào tháng 10 năm 2020 với giá khoảng 150 triệu yên (khoảng 24 tỉ đồng). Sau đó công ty bất động sản đã phá bỏ toàn bộ ngôi chùa kể cả chính điện để tạo bãi đất trống và di chuyển khoảng 30 ngôi mộ ra phía trước. Giờ đây, chỉ có một nơi thờ cúng nhỏ được xây dựng lại trên một phần địa điểm chùa cũ và các ngôi mộ vẫn nằm trên đường dẫn vào đền thờ. Chùa Yakushi bị bán để giải quyết khoản nợ của vị trụ trì nhưng lại gây ra rắc rối cho gia đình của nhiều người.

Theo các thông tin liên quan thì hiện nay hầu như không có pháp nhân tôn giáo mới nào được công nhận nên trọng tâm chính là việc mua lại và sáp nhập.

Người Nhật có tin vào tín ngưỡng tôn giáo hay không?

Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé! 

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る