Vào đêm khuya ngày 17, người ta quan sát thấy rung chuyển mạnh với cường độ địa chấn lên đến cấp 6 ở tỉnh Ehime và Kochi. Đây là lần đầu tiên cường độ địa chấn từ cấp 6 trở lên được quan sát thấy ở khu vực Shikoku kể từ khi thang cường độ hiện tại được đưa ra cách đây 28 năm. Kể từ trận động đất ở bán đảo Noto xảy ra vào ngày đầu năm 2024, động đất đã xảy ra thường xuyên trên khắp đất nước.
Những trận động đất liên tiếp có phải là “mở màn” cho một trận động đất lớn? Cùng LocoBee tìm hiểu về điểm chung của các trận động này và khu vực cần cảnh giác nhé!
Nội dung bài viết
Nên làm gì nếu đột nhiên có động đất lớn xảy ra?
Cần chú ý đến “chuyển động bất thường của mặt đất” trước trận động đất lớn
Giáo sư Nishimura Takuya của Viện nghiên cứu phòng chống thiên tai thuộc Đại học Kyoto sử dụng thông tin vị trí từ GPS được lắp đặt trên khắp đất nước để phân tích chuyển động mặt đất đến từng milimet.
Quy định và công nghệ xây dựng nhà chống động đất ở Nhật Bản
Trên thực tế, trước khi trận động đất ở bán đảo Noto xảy ra vào ngày đầu năm mới, GPS đã ghi lại được một số chuyển động nhất định. Trong 2 năm rưỡi tính đến tháng 5 năm ngoái, người ta đã quan sát thấy một sự dịch chuyển lên tới 6 cm trên mặt đất gần Thành phố Suzu, vốn không bị dịch chuyển nhiều như vậy trước đó. Kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu quan sát chuyển động của mặt đất cách đây 28 năm, có những nơi mặt đất đã dịch chuyển tới 1m30cm. Đó chính là khu vực “rãnh Nankai”. Ở rãnh Nankai, mảng biển Philippine ở phía đại dương đang hút chìm bên dưới mảng Á- u ở phía đất liền với tốc độ vài cm mỗi năm. Một trận động đất ở rãnh Nankai xảy ra khi mặt đất dịch chuyển quá nhiều dẫn đến rung chuyển mạnh.
Có ảnh hưởng gì tới trận động đất rãnh Nankai không?
Mặc dù trận động đất này xảy ra trong khu vực tâm chấn giả định của trận động đất rãnh Nankai, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản tin rằng “khả năng xảy ra một trận động đất lớn không tăng đột ngột.”
Giáo sư Nishimura Takuya, Viện nghiên cứu phòng chống thiên tai, Đại học Kyoto nói: “Trận động đất dự kiến xảy ra là trận động đất diễn ra ở ranh giới giữa mảng đại dương và mảng đất liền. Mặt khác, trận động đất này xảy ra bên trong mảng biển Philippine đang hút chìm và là trận động đất khiến mảng này bị hút chìm mạnh hơn và gây ra các vết nứt trong thềm lục địa. Tôi không nghĩ nó sẽ có tác động trực tiếp lớn đến vậy vì hướng của các đứt gãy di chuyển là khác nhau.”
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa trận động đất này và trận động đất rãnh Nankai. Một trong số đó là ông Kasahara Junzo , Giáo sư danh dự của Viện Nghiên cứu Động đất, Đại học Tokyo. “Các cơ chế hơi khác nhau một chút, nhưng chúng xảy ra kết hợp với nhau. Trận động đất này được cho là một ”hoạt động địa chấn kết hợp” với trận động đất ở ranh giới mảng như trận động đất rãnh Nankai. Tôi nghĩ tác động có thể sẽ rất lớn.”
Điểm chung của các trận động đất liên tiếp
Hơn nữa, người ta nói rằng những trận động đất gần đây ở nhiều khu vực khác nhau đều có điểm chung. Giáo sư danh dự Kasahara Junzo , Viện nghiên cứu động đất, Đại học Tokyo phát biểu: “Trận động đất ngoài khơi bờ biển phía Đông tỉnh Chiba vào đầu tháng 3 là ở cực Đông của mảng biển Philippines. Một lát sau, đã có một trận động đất ngoài khơi bờ biển tỉnh Ibaraki, sau đó là trận động đất ngoài khơi của Miyazaki. Trận động đất này cũng hoạt động trên mảng biển Philippine.. Đây là một trận động đất do sự hút chìm của mảng đại dương.
Đã có 23 trận động đất trong năm nay với cường độ địa chấn từ cấp 5 trở lên. Fukushima và khu vực phía bắc Kanto vào tháng 3. Vào tháng 4, động đất diễn ra ở Aomori, Iwate, Miyazaki của Kyushu và lần này là Ehime/Kochi. 3 trong số những trận động đất này có một điểm chung: chúng xảy ra do sự hút chìm của mảng biển Philippine. Chuyển động này được cho là “khác với hoạt động địa chấn trước đây”.
“Cho đến nay, hầu hết các trận động đất đều giống như dư chấn của trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản, nhưng điều này cho thấy hoạt động này đã ảnh hưởng đến mảng biển Philippine và hiện đã chuyển sang hoạt động địa chấn trên mảng biển Philippines.” Trên thực tế, Đài Loan, nơi xảy ra trận động đất lớn vài tuần trước, cũng nằm ở rìa phía Tây của mảng biển Philippine này. Như vậy, trận động đất ở Đài Loan và trận động đất xảy ra ở Nhật Bản có mối tương tác với nhau.
Cần cẩn thận ở những khu vực nào?
Theo giáo sư danh dự Kasahara Junzo, khu vực cần thận trọng là phía Đông của rãnh Nankai, Shikoku, Bán đảo Kii, Shizuoka, Kanto và một khu vực khá rộng xung quanh khu vực đó có khả năng chịu ảnh hưởng.
Giáo sư Nishimura Takuya, Viện nghiên cứu phòng chống thiên tai, Đại học Kyoto thì cho rằng: “Phần phía Đông của Hokkaido cần được lưu tâm hơn. Người ta cũng quan sát thấy chuyển động mặt đất ở khu vực Kushiro và Nemuro. Điều này có nghĩa là sự biến dạng đang dần tích lũy để chuẩn bị cho trận động đất tiếp theo, mặc dù chúng ta không biết khi nào.”
Phim tài liệu về trận động đất Kanto, thước phim đầu tiên về thảm họa của Nhật
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Nguồn: TV Asahi
Biên tập: LocoBee