13 ngày kỉ niệm cột mốc quan trọng trong cuộc đời của người Nhật

Từ khi sinh ra đến khi về già, có khá nhiều cột mốc quan trọng trong cuộc đời được tổ chức ở Nhật Bản. Ở Nhật Bản, mỗi cột mốc đều có tên và ý nghĩa quan trọng như một sự kiện truyền thống. Ở Nhật Bản có câu “Trẻ em là con của thần cho đến khi chúng 7 tuổi” từ xa xưa. Người ta cho rằng các vị thân luôn dõi theo những đứa trẻ này cho đến tuổi đó, lúc đó trẻ mới có thể xây dựng được cội rễ của tâm hồn và trái tim như một con người. Vì vậy có rất nhiều lễ kỷ niệm đặc biệt cho đến khi trẻ lên bảy tuổi.

Ý nghĩa tốt lành của Hạc trong văn hóa Nhật Bản

 

#1. Obi iwai/帯祝い

Đây là buổi lễ đầu tiên của bé, bắt đầu trước khi em bé được sinh ra. Buổi lễ này được tổ chức vào ngày Inu-no-hi (戌の日) khi những người phụ nữ mang thai được 5 tháng. “Inu-no-hi” có nghĩa là “Ngày của Chó”. Bạn nghĩ gì về chó? Dễ thương, khôn ngoan và biết nghe lời. Vậy thì, điều này có liên quan gì đến sự ra đời? Câu trả lời là người Nhật hy vọng việc sinh nở dễ dàng và có nhiều con cùng một lúc.

Mang thai và sinh con ở Nhật (Kỳ I – Trợ cấp nghỉ chăm con)

Người Nhật cũng tin rằng việc cầu nguyện sinh con và đeo đai bà bầu gọi là Hara obi (腹帯) ở Inu-no-hi vào tháng thứ 5 của thai kỳ sẽ giúp sinh nở dễ dàng. Ai lại không cầu nguyện cho việc sinh con dễ dàng và an toàn?
Ngoài ra, ngày Tuất là ngày thứ 11 trong chu kỳ 12 năm con giáp theo lịch Trung Quốc nên chúng ta cũng hiểu được ngày này có liên quan với lễ kỷ niệm này.

 

#2. Oshichi-ya/お七夜

Đó là lễ đặt tên vào ngày thứ 7 (“shichi,” 七, 7) sau khi đứa trẻ chào đời. Lễ này diễn ra vào ban đêm, có thể nói là “ya” (夜) trong tiếng Nhật. Người ta nói rằng sau khi có tên, các em bé cuối cùng cũng trở thành thành viên mới của cộng đồng loài người.

 

#3. Omiyamairi/お宮参り

Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với em bé. Khi đứa trẻ được khoảng một tháng tuổi, cha mẹ và ông bà đưa đứa bé đi thăm lần đầu tiên đến ngôi đền thờ vị thần hộ mệnh địa phương, được gọi là “Ujigami-sama” (氏神様). Họ tâu với thần linh về thành viên mới trong gia đình và cầu nguyện cho đứa bé được hạnh phúc và may mắn. Ngoài ra, nếu đứa trẻ là con trai, họ viết chữ “大”, có nghĩa là “lớn” trên trán. Nếu đứa bé là con gái, họ viết chữ “小” (“nhỏ”) trên đó.

 

#4. Okuizome/お食い初め

“Okuizome” (bữa ăn đầu tiên) là nghi lễ truyền thống mà cha mẹ thực hiện vào khoảng ngày thứ 100 sau khi đứa trẻ chào đời cùng với người thân, bạn bè để cầu mong con mình không bao giờ đói trong cuộc đời bằng cách chia sẻ bữa ăn mừng. Bé chưa ăn được gì nên họ chỉ giả vờ cho bé ăn.

Trong nghi lễ này, cha mẹ dùng đũa chạm vào một hòn đá mà họ lấy ở một ngôi đền, sau đó chà đầu đũa lên nướu của bé để cầu mong răng mọc khỏe mạnh. Viên đá đó được gọi là Ha-gatame-no-ishi (歯固めの石).

 

#5. Shichi-go-san/七五三

Shichi-go-san là một nghi lễ truyền thống của Nhật Bản nhằm kỷ niệm sự trưởng thành của trẻ em và cầu mong sức khỏe diễn ra vào ngày 15 tháng 11. Shichi-go-san (七五三) tượng trưng cho độ tuổi bảy, năm và ba. Các bé gái tổ chức lễ kỷ niệm khi lên ba và bảy tuổi, còn các bé trai tổ chức lễ kỷ niệm khi lên ba và năm tuổi. Cha mẹ đưa con đến đền thờ và vị linh mục trưởng cùng ba mẹ sẽ cầu nguyện cho sức khỏe và sự phát triển tốt đẹp của mỗi đứa trẻ.

 

Chúng ta vượt qua rất nhiều cột mốc quan trọng khi đi trên con đường riêng của mình, đến tuổi trưởng thành, kết hôn, sinh con, v.v. Sau đó, chúng ta sẽ có được kinh nghiệm sâu rộng và ngày càng già đi. Vì vậy, chúng ta tổ chức lễ mừng thọ nhằm gửi tới cha mẹ, ông bà lòng biết ơn, kính trọng và cầu mong cho họ được sống lâu hơn nữa.

Ở Nhật Bản, mỗi lễ trường thọ đều có tên gọi và màu sắc riêng. Và bây giờ chúng ta hãy chuyển câu chuyện từ lễ trưởng thành sang lễ trường thọ. Bạn đã bao giờ nghe nói về những điều này chưa?

 

#6. Kanreki (還暦) Sinh nhật lần thứ 60: ĐỎ

Nghi lễ này bắt nguồn từ Juu-ni-jikkan: 12 con giáp Trung Quốc và mười thiên can sẽ đi một vòng 60 năm một lần. Nó tượng trưng cho sự tái sinh của một người thành một đứa trẻ một lần nữa và bắt đầu lại cuộc sống của họ. Người Nhật sử dụng màu đỏ vì mọi người tin rằng màu đỏ là màu may mắn và trẻ sơ sinh được gọi là “akachan” (赤ちゃん) “Aka” (赤) có nghĩa là “đỏ” trong tiếng Nhật.

 

#7. Koki (古希) Sinh nhật lần thứ 70: TÍM

Nghi lễ này bắt nguồn từ một bài thơ của Toho, một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất Trung Quốc: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy ” (七十古来稀なり). Ngày xưa con người không thể sống lâu được. Người ta hiếm khi sống được đến bảy mươi tuổi.

Mọi người tổ chức sinh nhật lần thứ bảy mươi của mình bằng cách cầu mong thêm nhiều năm bình an và sức khỏe. Màu tím có tác dụng an ủi cơ thể và tinh thần. Và người Nhật mong họ sẽ sống lâu hơn với sự cao quý và kính trọng từ hình ảnh đó.

 

#8. Kiju (喜寿) Sinh nhật lần thứ 77: TÍM

Đây là một lễ kỷ niệm có nguồn gốc từ Nhật Bản. Chữ kanji “喜” được viết theo kiểu thư pháp Sousho trông giống như “㐂,” giống như “bảy mươi bảy”. Sousho là một trong những nét cọ trong thư pháp Nhật Bản kiểu nét chữ này hòa vào nét chữ khác tựa như gió thổi cỏ.

 

#9. Sanju (傘寿) Sinh nhật lần thứ 80: VÀNG

Kasa (傘) có nghĩa là “chiếc ô”. Tên lễ kỷ niệm này bắt nguồn từ dạng viết tắt của chữ Hán này: 仐. Nó tách “仐” thành nhiều phần và trông giống như “八十,” có nghĩa là “tám mươi”. Màu lễ kỷ niệm này là vàng và được cho là mang lại may mắn.

 

#10. Beiju (米寿) Sinh nhật lần thứ 88: VÀNG

Khi bạn tách 米 (“Kome,” gạo) thì nó trông giống như “八十八” (tám mươi tám). Vì vậy lễ kỷ niệm này được đặt tên là “Beiju” vì chúng ta còn gọi 米 cũng có thể nói là “bei”. Màu vàng óng đến từ màu của lúa vào mùa thu.

 

#11. Sotsuju (卒寿) Sinh nhật lần thứ 90: TRẮNG

Tên lễ kỷ niệm này bắt nguồn từ dạng viết tắt của chữ Hán này: 卒. Chúng ta có thể đọc chữ kanji viết tắt “卆” là “九十” hay “chín mươi”.

 

#12. Hakuju (白寿) Sinh nhật lần thứ 99: TRẮNG

Nếu bạn lấy 100 trừ đi 1, bạn sẽ có chín mươi chín, phải không? Chữ kanji của “một trăm” là “百”. Chữ kanji của “một” là “一.” Chữ kanji của một trăm có một dòng ở trên giống như chữ kanji của “một”. Nếu bạn xóa dòng “一” khỏi đầu “百”, chữ kanji còn lại là “白” hoặc “trắng”. Đó là lý do tại sao sinh nhật lần thứ 99 có tên là 白寿 (“Hakuju,” “trắng” và “trường thọ”).

 

#13. Momoju (百寿) Sinh nhật lần thứ 100: TRẮNG & HỒNG

100 thường được phát âm là “hyaku”, nhưng lần này nó được phát âm là “momo”. Lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 là Momoju. Màu của nó là trắng và hồng vì nó phát âm giống như Momo (桃), có nghĩa là “quả đào”. Màu trắng tượng trưng cho sự ngây thơ, thánh thiện và thiêng liêng.

Và còn ba lễ kỷ niệm nữa: lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 108 là Chaju (茶寿), lễ kỷ niệm lần thứ 111 là Kouju (皇寿), và lễ cuối cùng là lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 120, đó là Dai-Kanreki (大還暦).

Bạn nghĩ gì về lễ kỷ niệm các cột mốc quan trọng của người Nhật? Hy vọng chúng ta có thể cùng nhau tổ chức lễ kỷ niệm cho gia đình và bạn bè với thật nhiều tình cảm từ trái tim ấm áp và lòng biết ơn dù là ở bất kì quốc gia nào!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

10 văn hóa truyền thống của Nhật Bản được nhiều người nước ngoài yêu thích

Tổng hợp: LocoBee

 

Facebook