Tiếng Nhật rất khác với hầu hết các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, sự khác biệt không chỉ đơn thuần là vì ngôn ngữ; nó liên quan nhiều hơn đến phong cách giao tiếp và nghi thức của người Nhật. Giao tiếp tiếng Nhật không chỉ là biết ngôn ngữ mà còn là biết và sử dụng các giao thức giao tiếp khác nhau.
Nội dung bài viết
- Tại sao người Nhật không giao tiếp bằng mắt nhiều ở Nhật Bản?
- Tại sao người Nhật luôn nói “vâng”?
- Tại sao người Nhật thích từ “có thể”?
- Tại sao người Nhật không nói chuyện trực tiếp khi có vấn đề?
- Tại sao người Nhật lại xin lỗi nhiều như vậy?
- Tại sao người Nhật không thể khẳng định rằng họ đúng?
- Tại sao người Nhật thường mơ hồ như vậy?
- Tại sao những bài diễn thuyết tiếng Nhật thường khó hiểu?
- Tại sao người Nhật không giải thích cặn kẽ?
- Tại sao người Nhật không về nhà ngay sau giờ làm?
- Tại sao người Nhật mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định?
Tại sao người Nhật không giao tiếp bằng mắt nhiều ở Nhật Bản?
Đây chỉ đơn giản là một trong nhiều khác biệt văn hóa quan trọng mà hầu hết những người không phải người Nhật đều khó hiểu. Mặc dù không giao tiếp bằng mắt khi ai đó đang nói chuyện với bạn được coi là bất lịch sự ở nhiều nền văn hóa khác, nhưng Nhật Bản lại khác. Cha mẹ sẽ cảm thấy không được tôn trọng nếu con cái nhìn thẳng vào họ. Giao tiếp bằng mắt ở Nhật Bản đơn giản không phải là vấn đề.
Tại sao người Nhật luôn nói “vâng”?
Người Nhật thường dùng từ “vâng”. Cho dù họ đã đồng ý bằng lời nói và có những biểu hiện giống như đã hiểu thì cũng không dễ để hiểu được liệu người Nhật có thực sự đồng ý hay hiểu bạn hay không. Đây là một trong nhiều khía cạnh mà sự hiểu lầm trong giao tiếp phi ngôn ngữ ở Nhật Bản gây nên sự khó chịu giữa người Nhật và người nước ngoài.
Giao tiếp tiếng Nhật: “không có gì ấn tượng” nói như thế nào?
Từ “hai” (vâng) trong tiếng Nhật có chút mơ hồ tùy thuộc vào tình huống. Người Nhật Bản có thể chỉ nói “hai” như thể họ đang gật đầu tán thành với những gì bạn nói. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra kỹ với ai đó nếu bạn cho rằng họ đang còn thắc mắc gì.
Một lý do khác mà bạn nên kiểm tra lại ở cuối cuộc trò chuyện là trong văn hóa Nhật Bản, việc ngắt lời ai đó đang nói giữa chừng được coi là thô lỗ. Có khả năng người Nhật có thể hiểu được ý chính của cuộc trò chuyện nhưng không hiểu được những chi tiết nhỏ.
Ngoài ra, những điều chỉnh nhỏ như nói rõ ràng, chậm rãi và lựa chọn từ vựng thông dụng luôn có thể giúp tránh được sự hiểu lầm trong giao tiếp ở Nhật Bản.
Tại sao người Nhật thích từ “có thể”?
Một đặc điểm khác của giao tiếp gián tiếp ở Nhật Bản là người Nhật hiếm khi sử dụng từ “không”. Không phải là họ không thể nói từ đó mà họ thích sử dụng từ “có thể”. Phong tục Nhật Bản có một điều cấm kỵ mạnh mẽ là không được trực tiếp từ chối hoặc đưa ra ý kiến tiêu cực về ý tưởng của người khác. Người Nhật sẽ cố gắng tránh mâu thuẫn trong môi trường làm việc để duy trì sự hòa hợp được gọi là “wa”.
Thông thường, người Nhật sẽ đồng ý với bạn trong giờ học để tránh dẫn đến những tranh cãi không đáng có. Tuy nhiên, sẽ không có hại gì nếu bạn hỏi lại giáo viên trong giờ giải lao hoặc giờ ăn trưa nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhận xét nào về bài học. Mặc dù điều này có thể khiến nhiều bạn thất vọng nhưng theo thời gian hoặc khi thay đổi môi trường, giáo viên có thể đưa ra những suy nghĩ trung thực của họ dành cho bạn. Sẽ không có hại gì khi tiếp cận giáo viên trong mỗi lớp vì điều này sẽ khiến giáo viên thoải mái hơn với bạn và trong tương lai, họ có thể chia sẻ một số ý kiến trung thực.
Làm thế nào để bạn đọc được suy nghĩ của họ để hiểu liệu họ có ý phủ nhận hay không? Như các bạn có thể đã biết, giao tiếp không chỉ là trao đổi bằng lời nói mà còn cần phải quan tâm đến giao tiếp phi ngôn ngữ! Điều mà người ta có thể làm để cải thiện mối quan hệ của họ với người Nhật là cố gắng hiểu không chỉ qua lời nói mà còn qua giọng nói và ngôn ngữ cơ thể.
Tại sao người Nhật không nói chuyện trực tiếp khi có vấn đề?
Đây là một sự khác biệt về văn hóa khác, và đơn giản là do người Nhật cố gắng hết sức để duy trì sự hòa hợp được gọi là “wa”. Ở Nhật Bản, việc trực tiếp chỉ ra sai sót hoặc đưa ra ý kiến tiêu cực với đồng nghiệp là điều rất kiêng kỵ. Người Nhật cho rằng hành động này sẽ tạo ra xung đột trong môi trường làm việc.
Tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp trong môi trường công sở Nhật Bản
Vì vậy, họ truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng bằng cách không nói chuyện trực tiếp với một người mà nhờ bên thứ ba. Phương thức giao tiếp gián tiếp này được coi là tốt nhất để duy trì sự hòa hợp, trong khi đối với nhiều người nước ngoài, nó bị coi là hành vi “lén lút” hoặc “không đáng tin cậy”. Mặc dù đây là một trong những phong tục khó hiểu nhất đối với nhiều người nước ngoài, nhưng điều quan trọng là phải hiểu được nỗ lực duy trì “wa” của người Nhật.
Họ sẽ đánh giá cao việc bạn hiểu và tôn trọng hành vi của họ, hơn nữa, nỗ lực duy trì “wa” của bạn chắc chắn sẽ được người Nhật ghi nhận và đánh giá cao hơn là cố gắng biện minh cho quan điểm của bạn.
Tại sao người Nhật lại xin lỗi nhiều như vậy?
Đây là một phong tục giao tiếp khác hỗ trợ ý tưởng duy trì “wa” trong cấu trúc xã hội Nhật Bản. Về mặt lịch sử, xã hội Nhật Bản là nông nghiệp và dựa vào làng xã, với những người canh tác những mảnh đất nhỏ cạnh nhau.
Sự hợp tác trong làng là cần thiết để hoạt động như một nhóm canh tác cây trồng trên diện tích đất có hạn. Ở Nhật Bản, việc duy trì sự hòa hợp trong nhóm và hạn chế những yêu cầu cũng như mong muốn cá nhân được đánh giá cao. Đây là lý do tại sao chủ nghĩa cá nhân có hàm ý tiêu cực và đôi khi có thể được hiểu là chủ nghĩa ích kỷ đơn giản Cụm từ “sumimasen”, có thể được dịch là “Tôi xin lỗi”, được sử dụng để xoa dịu bầu không khí cũng như thúc đẩy sự tương tác. Không phải người Nhật chỉ xin lỗi mà không có lý do. Hành động trò chuyện này rất cơ bản đối với người Nhật và nó được sử dụng đơn giản để thu hút sự chú ý của ai đó nhằm đi đến điểm thảo luận chính.
Tại sao người Nhật không thể khẳng định rằng họ đúng?
Người Nhật thường không phản đối những gì người khác nói với họ. Ở Nhật Bản, nếu bạn cãi lại ai đó, bạn có nguy cơ bị coi là hành hung nhân cách. Điều quan trọng là phải dành nhiều thời gian trước khi lên tiếng phản đối, bất kể chủ đề hoặc tình huống nào.
Việc nhanh chóng đưa ra ý kiến phản đối được coi là không tốt. Trong văn hóa Nhật Bản, điều quan trọng là phải xem xét thời gian, địa điểm và dịp thích hợp mà người Nhật gọi là “ma”. Trên thực tế, “ma” không chỉ là vài giây hay vài phút. Đôi khi, có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để đề cập lại chủ đề sau cuộc trò chuyện đầu tiên. Truyền tải thông điệp gián tiếp thông qua “ma” là một kỹ thuật giao tiếp gián tiếp quan trọng mà người Nhật sử dụng để duy trì “wa”.
Tại sao người Nhật thường mơ hồ như vậy?
Ở Nhật Bản, mơ hồ là thông minh và hiểu biết. Sự mơ hồ là chìa khoá để một người tồn tại hài hòa với những người khác và tận hưởng những lợi ích của địa vị người trong cuộc. Sự mơ hồ và giao tiếp phi ngôn ngữ ở Nhật Bản tránh hoặc xoa dịu xung đột và thúc đẩy tinh thần đồng đội, cho phép một người hòa nhập vào nhóm một cách khiêm tốn.
Bạn có thể tránh giận dữ và chỉ trích hành vi không rõ ràng của đồng nghiệp Nhật Bản bằng cách tìm hiểu một chút về văn hóa cũng như cần phải nỗ lực để thích ứng với cách hành xử của họ. Thông qua việc thử và sai nhiều lần, những hiểu lầm về phong cách giao tiếp của Nhật Bản có thể được giải quyết.
Tại sao những bài diễn thuyết tiếng Nhật thường khó hiểu?
Người Nhật cố gắng đi đến cốt lõi của vấn đề bằng cách trước tiên phải hiểu được bối cảnh và ngữ cảnh. Họ sử dụng “kishotenketsu” – một phong cách logic được sử dụng trong các bài phát biểu và các câu chuyện liên quan. Theo đó, họ sẽ đưa ra bối cảnh của một sự kiện và các ví dụ liên quan và chỉ sau đó mới đi đến điểm chính trong phần kết luận.
Bạn có thể cảm thấy nhàm chán hoặc muốn ngắt lời người nói để chờ đợi kết luận. Thông thường, điều này tạo ra nhiều sự thất vọng hơn, vì họ thường sẽ bắt đầu lại từ đầu. Đây là kết quả của sự khác biệt đáng kể trong phong cách giao tiếp của Nhật Bản và một số quốc gia khác.
Tại sao người Nhật không giải thích cặn kẽ?
Người ta thường nói rằng người Nhật truyền tải những thông điệp ẩn chứa ý nghĩa ngầm trong phong cách giao tiếp của họ. Câu tục ngữ “nói một biết mười” chính là để nói đến niềm tin rằng nếu một người truyền tải toàn bộ thông điệp cùng một lúc, họ có thể để lại ấn tượng là người quá tự đề cao hoặc trịch thượng đối với đối phương.
Thật không may, có những trường hợp người Nhật có thể giải thích năm điểm để hiểu được mười điểm và nghĩ rằng thế là đủ, nhưng người nước ngoài có thể vẫn chỉ hiểu được một nửa lời giải thích của họ. Để tránh hiểu lầm, người nước ngoài có thể ghi nhớ và điểm lại những điểm ở cuối để cho người đó biết bạn rút ra được điều gì sau lời giải thích của họ.
Tại sao người Nhật không về nhà ngay sau giờ làm?
Ở Nhật Bản, mọi người phải làm quen với nhau và xây dựng mối quan hệ tốt để tạo ra “wa” trong nhóm. Sau khi làm việc cả ngày, các nhân viên sẽ trở lại phòng nhân viên vào cuối ngày để các thành viên của các phòng ban khác nhau có thể gặp gỡ giống như một gia đình.
Các thành viên trong bộ phận tập trung lại sau năm giờ để thư giãn và thảo luận về những gì đã xảy ra trong ngày, trao đổi những câu chuyện phiếm liên quan đến khách hàng hoặc thông tin về công việc nội bộ. Người Nhật thường thức khuya để tham gia vào vòng tròn giao tiếp và kết nối. Không phải họ luôn đi làm muộn mà họ ở lại muộn để xây dựng mối quan hệ.
Tại sao người Nhật mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định?
Ở Nhật Bản, quyền ra quyết định của một cá nhân bị hạn chế hơn so với các quốc gia khác. Người nước ngoài có thể dễ dàng thay đổi kế hoạch sau khi quyết định được đưa ra, nhưng điều này thường gần như không thể xảy ra ở Nhật Bản.
Điểm mạnh của người Nhật là họ dành thời gian để đặt nền móng vững chắc trước quyết định ban đầu. Sự đồng thuận là điều cần thiết khi đưa ra quyết định ban đầu, vì vậy người Nhật phải thu thập các nguồn lực, số liệu thống kê cần thiết và các tiền lệ trong quá trình thực hiện để thuyết phục ban lãnh đạo cấp cao.
Nghi thức giao tiếp của người Nhật phản ánh lý tưởng và văn hóa, đồng thời cũng có những ưu và nhược điểm. Nó cũng là một khía cạnh rất quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Và bạn càng quen thuộc với phong cách và lý do đằng sau nó thì bạn càng dễ thích nghi với phong cách này.
Hi vọng bài viết này phần nào có thể giúp bạn hiểu hơn về phong cách giao tiếp Nhật Bản và dễ thích nghi với những điều mới lạ này nhé!
Khó khăn trong quá trình giao tiếp với người Nhật
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Tổng hợp LocoBee