Cho dù bạn là cư dân hay khách du lịch thì việc biết cách thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp ở Nhật Bản là vô cùng quan trọng. Có 2 loại cuộc gọi khẩn cấp chính:
- 110 (Cảnh sát)
- 119 (Cứu hỏa và Cứu thương)
Nội dung bài viết
Khi nào gọi 110?
Nếu bạn có liên quan đến một vụ tai nạn hoặc một vụ phạm tội hoặc chứng kiến chúng, hãy gọi 110 ngay lập tức. Nếu đó không phải là trường hợp khẩn cấp nhưng bạn vẫn muốn liên hệ với đồn cảnh sát, hãy gọi số 9110 (Dịch vụ tư vấn của cảnh sát cho trường hợp không khẩn cấp). Điều này sẽ kết nối bạn với trụ sở cảnh sát tỉnh gần nhất. Ngoài ra, bạn có thể gọi 03-3503-8484 (Số điện thoại chỉ dành cho người nước ngoài của Trung tâm tư vấn chung thuộc Sở cảnh sát Tokyo).
Cách gọi 110?
Từ điện thoại cá nhân
Bấm 110 và gọi
* Xin lưu ý rằng bạn có thể không thực hiện được cuộc gọi từ điện thoại thông minh mua ở nước ngoài. Trong những trường hợp như vậy, hãy tìm điện thoại công cộng hoặc mượn điện thoại của ai đó gần đó hay nhờ nhân viên tại nhà ga gọi 110.
Từ điện thoại công cộng (màu xanh nhạt)
- Nhấc máy
- Nhấn nút SOS (gọi khẩn cấp) màu đỏ (cạnh hình xe cấp cứu)
- Quay số 110 (*Không cần mã vùng. Chỉ cần 110.)
* Không cần tiền xu hoặc thẻ điện thoại cho các cuộc gọi khẩn cấp.
* Xin lưu ý rằng một số điện thoại công cộng không có nút SOS. Bạn chỉ có thể quay số 110.
Thu nhập trung bình của cảnh sát Nhật Bản là bao nhiêu?
Ngôn ngữ
Tiếng Anh được hỗ trợ ở hầu hết các khu vực của Nhật Bản. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều khu vực hỗ trợ các ngôn ngữ khác. Trước tiên, bạn nên kiểm tra xem ngôn ngữ của mình có được hỗ trợ hay không. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng những người trả lời điện thoại cũng sẽ nói tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật.
Người nước ngoài ở Nhật có thường bị cảnh sát gọi lại hỏi?
Cung cấp thông tin gì cho tổng đài 110?
Đừng lo lắng. Tổng đài viên 110 sẽ hỏi bạn từng thứ một. Tất cả những gì bạn cần làm là giữ bình tĩnh và trả lời các câu hỏi với các từ vựng như sau:
- Jiko: Sự cố, tai nạn
- Koutsuu jiko: Tai nạn giao thông
- Hikinige: Tai nạn bỏ trốn
- Hittakuri: Giật ví
- Dorobou: Ăn trộm
- Tsukimatoi: Đang bị theo dõi
- Satsujin: Giết người
- Higaisha: Nạn nhân
- Sankounin: Nhân chứng
Bạn có thể biết vị trí của mình từ địa chỉ được ghi trên cột điện hoặc tên được ghi trên đèn giao thông ở giao lộ. Bạn cũng có thể cho họ biết những gì bạn nhìn thấy (ví dụ: công viên, cửa hàng, trường học). Nếu không có cột mốc nào xung quanh bạn, bạn chỉ cần cho họ biết nơi bạn bắt đầu chuyến đi và nơi bạn sẽ đến (Ví dụ: Tôi xuống ga Nippon và đi đến đền thờ Nippon theo lộ trình do Google maps gợi ý. Tôi đã đi bộ khoảng 1 km). Và đảm bảo bật dịch vụ định vị trên điện thoại của bạn trước khi gọi. Nếu bạn gọi từ điện thoại công cộng, người nhận sẽ biết bạn gọi từ đâu.
Những điều thú vị về “koban” – đồn cảnh sát ở Nhật
Những từ tiếng Nhật hữu ích
- Koko desu: Đây!
- Watashi ga denwa shimashita: Tôi đã gọi cho cảnh sát
Tai nạn
- Keganin ga imasu. : Có người bị thương
- Hannin wa achira ni nigemashita : Thủ phạm chạy trốn về hướng đó
Sự cố hình sự
・ATM de okane wo oroshita ato ni nusumaremashita : Tôi đã bị cướp sau khi rút tiền từ máy ATM.
・Genkin to houseki ga nusumaremashita : Tiền mặt và đồ trang sức của tôi đã bị đánh cắp.
・Kagi ga kowasareteirukoto ni ki ga tsukimashita : Tôi thấy rằng khóa đã bị hỏng.
Mô tả chi tiết
- Otoko : Người đàn ông
- Onna : Người phụ nữ
- Se ga takai : Cao
- Se ga chiisai : Thấp
- Futotteiru : Béo
- Yaseteiru : Gầy
- Kami ga nagai: Tóc dài
- Kami ga mijikai: Tóc ngắn
- Hageteiru: Hói
- Megane: Đeo kính
- Hige: Râu
Nhật Bản được cho là một trong những quốc gia an toàn nhất, nhưng sự cố và tai nạn vẫn có thể xảy ra. Để đề phòng, hãy ghi nhớ diễn biến và từ vựng được giới thiệu trong bài viết này.
Tổng hợp: LocoBee
bình luận