Áp phích về văn hoá cư xử trên tàu điện dành cho du khách nước ngoài tại Nhật Bản

Văn hoá cư xử trên tàu tại Nhật Bản có nhiều nét độc đáo, chẳng hạn như xếp hàng để lên tàu và không nói chuyện trên tàu. Những năm gần đây, khi lượng khách du lịch trong nước tăng đột biến, các công ty đường sắt đã nghĩ ra một số cách để truyền đạt, giúp du khách hiểu được các văn hoá ứng xử này, chẳng hạn như tạo ra những tấm áp phích mà ai nhìn vào cũng hiểu ngay.

 

Văn hoá cư xử trên tàu độc đáo của Nhật Bản khiến người nước ngoài bối rối

Áp phích của Hiệp hội đường sắt tư nhân Nhật Bản năm 2022

Các chuyến tàu ở Nhật Bản hoạt động theo thời gian biểu và rất đúng giờ. Thông báo được đưa ra trên tàu ngay cả khi có sự chậm trễ dù chỉ 1 phút. An ninh trên tàu rất tốt và thường không có vấn đề gì ngay cả khi bạn đặt hành lý lên giá hay ngủ gật. Mặc dù du khách nước ngoài đến Nhật Bản đánh giá cao sự tiện lợi và an toàn như vậy, nhưng họ thường bối rối trước những văn hoá ứng xử độc đáo của người Nhật mà họ chưa từng gặp ở quốc gia mình.

Ví dụ ở Nhật mọi người thường hạn chế nói chuyện điện thoại trong xe hơi, tàu điện nhưng ở nhiều quốc gia khác thì không như vậy. Ngoài ra, có những quy tắc dành riêng cho các khu vực đô thị ở Nhật Bản, nơi thường xuyên có những chuyến tàu đông đúc. Mọi người xếp hàng ở sân ga chờ tàu, sau đó khi cửa mở, cần ưu tiên người xuống trước. Những người đứng gần cửa tàu sẽ đi xuống để nhường cho những người đằng sau xuống trước, sau đó lại lên tàu lại.

Trước hết, các quy tắc ứng xử này là do ý thức của mỗi người, không được quy định bởi luật pháp hoặc quy định cụ thể nào. Ngay cả những người dân bản địa cũng có thể có những hành vi không phù hợp ở nơi công cộng. Sau đây là số liệu thống kê của Hiệp hội đường sắt tư nhân Nhật Bản với thành viên là 72 công ty đường sắt tư nhân trên toàn quốc, thể hiện một số quy tắc ứng xử mà mọi người thường coi trọng khi trên tàu.

Làm gì khi quên đồ trên tàu điện ở Nhật?

 

Bảng xếp hạng mức độ phiền toái khi sử dụng tàu (2022)

1

Cách ngồi vào ghế (vắt, duỗi chân,…)

34.3%

2

Trò chuyện ồn ào/Đùa cợt

33.9%

3

Phép lịch sự khi lên xuống xe (đứng chắn cửa, chen hàng)

27.0%

4

Cách giữ và đặt hành lý (đeo sau lưng, đặt trên ghế)

24.0%

5

Ho và hắt hơi mà không che miệng

22.3%

6

Cách sử dụng điện thoại thông minh (vừa đi bộ vừa nghe điện thoại, nghe điện thoại trên tàu)

18.7%

6

Bỏ rác, chai nhựa trên tàu

18.7%

8

Lên tàu trong khi say

15.9%

9

Ngồi vào chỗ ưu tiên

14.4%

10

Âm thanh phát ra từ tai nghe

13.7%

Dữ liệu từ Hiệp hội đường sắt tư nhân Nhật Bản năm 2022

Hàng năm các bảng xếp hạng hàng đầu về các hành vi gây phiền toái trên tàu gần như đều giống nhau. Về “Hành vi gây phiền toái khi lên xuống tàu”, hơn một nửa số người được hỏi trả lời là “đứng chắn cửa ra vào”, trong khi tỷ lệ những người “lên tàu không đợi người xuống” hoặc “chen hàng đợi lên xuống” là thấp.

Năm 1999, khi cuộc khảo sát được thực hiện lần đầu tiên, “sử dụng điện thoại di động” là câu trả lời đứng đầu bảng. Ngay cả hiện tại, nó vẫn là một thứ khiến người khác phiền toái nhất trên tàu. Tuy nhiên, tỷ lệ “cuộc gọi và nhạc chuông” từng là nguyên nhân chính đã giảm xuống và “vừa đi bộ vừa dùng điện thoại” đã tăng thứ hạng lên. Nó không chỉ gây phiền toái cho người khác mà còn được coi là một hành động nguy hiểm cho chính bản thân người dùng điện thoại.

“Ho và hắt hơi mà không quan tâm đến người khác” đã được xếp hạng cao trong 4 năm liên tiếp. Tại khảo sát năm 2022 về Những điều cần cẩn thận khi đi tàu để phòng tránh virus corona” trong các câu trả lời về hành động gây ảnh hưởng tới người khác có: “Không đeo khẩu trang”, “Trò chuyện với những người xung quanh”, “Thông gió bên trong tàu”, “Không giữ khoảng cách với người bên cạnh”. Đây không thể nói là những phiền toái nhưng bạn nên cẩn thận để tránh những rắc rối không đáng có.

Những hành động gây phiền toái trên tàu điện và trong nhà ga

 

Áp phích hướng dẫn về cách ứng xử trên tàu của Seibu nhận được phản ứng tích cực từ người nước ngoài

Áp phích “Rắc rối trên tàu” của Seibu Railway

Kết quả khảo sát của Hiệp hội Đường sắt Tư nhân Nhật Bản được các công ty đường sắt tư nhân sử dụng để cải thiện dịch vụ của họ. “Các áp phích hướng dẫn về cách ứng xử” được dán trong các nhà ga và trên các chuyến tàu cũng là một phần của các phương án cải thiện này. Gần đây đã có sự gia tăng số lượng các áp phích, và nhận được phản hồi tích cực của người nước ngoài khi đến thăm Nhật Bản. Đặc biệt, có rất nhiều phản hồi từ nước ngoài lớn đối với loạt phim “Rắc rối trên tàu” do Seibu Railway sản xuất năm 2016. Khung cảnh khó chịu bên trong con tàu được minh họa bằng nét vẽ ukiyo-e.

Bộ phim đã trở thành một chủ đề nóng trên mạng xã hội và đã nhận được nhiều câu hỏi về việc có phát hành bưu thiếp về bộ phim không. Vào năm 2019, nó đã được trưng bày tại Bảo tàng Victoria và Albert ở Vương quốc Anh với tư cách là “tác phẩm tuyệt vời kết hợp hài hòa giữa Nhật Bản truyền thống và Nhật Bản hiện đại.”

Chiến lược của công ty là mở rộng mục tiêu từ cách giáo dục cho cho trẻ em và hướng đến một thiết kế mà khách du lịch trong nước có thể hiểu được khi nhìn thoáng qua.

Cách mua vé và đi tàu điện ở Nhật Bản

 

Toei Subway gây chú ý với ý tưởng xuất sắc

Cục Giao thông vận tải của chính quyền thành phố Tokyo, nơi điều hành Tàu điện ngầm Toei, đang tích cực bổ sung tiếng Trung và tiếng Hàn giản thể bên cạnh tiếng Anh trên các tấm áp phích.

Áp phích “Văn hoá Bảo tàng mĩ thuật thế giới” của Toei

Năm 2017, khi bắt đầu dùng đa ngôn ngữ, sê-ri “Văn hoá Bảo tàng mĩ thuật thế giới” mô phỏng lại các bức tranh nổi tiếng đã trở thành chủ đề nóng. Tác phẩm “Scream” của Munch bị mắc kẹt trong cửa khi cố lao lên máy bay và “Cô gái đeo bông tai ngọc trai” của Vermeer thể hiện hình ảnh của thanh niên giữ ba lô phía trước để không làm phiền những hành khách khác dường như biến các tấm áp phích này không hề khô khan mà rất thú vị, dễ hiểu. Họ cũng tạo ra những tấm áp phích độc đáo và dễ hiểu, chẳng hạn như sê-ri “As much as”, sử dụng phép ẩn dụ giàu trí tưởng tượng để mô tả các tình huống thường thấy ở trong tàu điện và nhà ga.

Tàu điện và Nhà ga ở Nhật Bản

 

Tàu điện ngầm Tokyo lịch sử có thiết kế tinh xảo

Tokyo Metro, nơi có số lượng hành khách lớn nhất trên các tuyến đường sắt tư nhân đã treo các áp phích về văn hoá ứng xử trong nửa thế kỷ kể từ năm 1974. Nhắc đến những kiệt tác áp phích thời kỳ đầu, người ta biết đến tác phẩm “Monopoly” (1976) của Hideya Kawakita, một nhân vật nổi tiếng trong giới thiết kế đồ họa. Đó là một tác phẩm tranh biếm hoạ trong đó Chaplin từ bộ phim “Nhà độc tài vĩ đại” chiếm một chỗ ngồi bằng cách dang rộng hai chân. Thái độ nhấn mạnh “sự hấp dẫn” để chiếm được cảm tình của người xem, thay vì “thu hút sự chú ý từ bên trên,” đã được kế thừa trong quá trình sản xuất các áp phích nghi thức hiện đại.

Áp phích tháng 4, 5, 6 năm 2016 của Tokyo Metro

Một ví dụ điển hình là sê-ri “Your Ways, Good Feeling!?”(2016) kết hợp nhiều kiểu chữ. Tác giả đã nghĩ ra hình ảnh “một ký tự kanji” vì nó dễ dàng truyền tải thông điệp ngay lập tức và có thể khơi dậy sự quan tâm của người nước ngoài. Chuỗi sự kiện “Văn hoá ứng xử TỐT tạo nên một Tokyo ĐẸP!” năm 2018 có một quan điểm thú vị. Tác giả đã cắt khung cảnh hàng ngày bên trong tàu từ góc nhìn của những người nước ngoài đến thăm Nhật Bản và kêu gọi “Hãy hướng tới cách cư xử của Tokyo mà chúng ta có thể tự hào với thế giới“.

Một thông điệp gắn bó với người lớn, trẻ em và người nước ngoài. Để cải thiện văn hoá ứng xử, các công ty đường sắt tiếp tục cùng nhau nghĩ ra những thiết kế và khẩu hiệu phù hợp với thời đại.

Hướng dẫn cách sử dụng thẻ IC để đi tàu điện ở Nhật Bản

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook