Các biện pháp chống bụi mịn trong nhà

Bụi mịn trong nhà được cho là nguyên nhân gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Trong số các loại bụi bẩn trong nhà phải kể đến bụi mịn là những hạt bụi khó nhìn thấy có kích thước từ 1mm trở xuống. Với trọng lượng nhẹ như vậy, nó có thể dễ dàng bay lên khi con người đi qua và phải mất thời gian khá lâu để nó rơi trở lại sàn.

Trong bài viết này, LocoBee sẽ giới thiệu các biện pháp chống lại bụi mịn, nguyên nhân và các sản phẩm chống bụi mịn nên có trong nhà.

 

Bụi mịn trong nhà là gì?

Bên trong một ngôi nhà, nhìn bằng mắt thường, có bụi nhìn thấy được và bụi không nhìn thấy bay lơ lửng trong không khí, loại bụi không nhìn thấy này là bụi mịn. Bụi mịn chứa đủ loại chất gây dị ứng như phân và xác rệp, nấm mốc, vi khuẩn và phấn hoa. Nói cách khác, có thể nói đây là hỗn hợp của các chất gây dị ứng nên nếu bạn hít phải những chất này, bạn sẽ bị hắt hơi, ho, sổ mũi.

 

Tại sao có bụi mịn trong nhà?

Một số bụi nhà được tạo ra bên trong nhà, nhưng cũng có nhiều trường hợp bụi được đưa từ bên ngoài vào. Hai loại này có những đặc điểm khác nhau.

1. Bụi mịn phát sinh trong nhà

Bụi mịn sinh ra trong nhà bao gồm sợi vụn, bào tử nấm mốc, bã nhờn, gàu, rệp và xác chết của chúng, phân của động vật…được sinh ra từ các sản phẩm vải như quần áo và nệm futon. Ngoài ra, nếu bạn có vật nuôi, lông vật nuôi cũng có thể là một nguồn gây ra bụi mịn.

2. Bụi mịn bay từ bên ngoài vào nhà

Đất và bụi trên quần áo, phấn hoa và các hạt khí thải cũng là bụi mịn. Nếu bạn nuôi thú cưng, rất có thể thú cưng đã bị bọ rệp bám vào sau khi đi dạo. Ngoài ra, khi chơi thể thao ngoài trời hoặc cắm trại, có những lúc con rệp bám vào quần áo, dụng cụ và thiết bị được sử dụng và bạn vô tình mang chúng vào nhà.

 

Tác hại của bụi mịn đối với cơ thể con người

Các ảnh hưởng đến sức khỏe phổ biến do bụi mịn gây ra là:

Hen, suyễn

Bụi mịn là dị vật với cơ thể, vì vậy khi bạn hít phải nó, bạn sẽ bị ho như một phản ứng miễn dịch. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến bệnh hen suyễn.

Các triệu chứng dị ứng

Vì bụi mịn có chứa các chất gây dị ứng như phân rệp, xác chết và phấn hoa nên các triệu chứng dị ứng có thể xảy ra. Các triệu chứng khác nhau ở mỗi người, nhưng nó làm tăng nguy cơ viêm mũi, viêm kết mạc và hen phế quản.

Làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng

Bụi mịn gây kích ứng da và có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn trong trường hợp viêm da dị ứng. Không có gì lạ khi những người chưa bao giờ có triệu chứng dị ứng lại bị ngứa do tiếp xúc với bụi nhà. Người ta nói rằng một khi những nguy cơ sức khỏe này phát triển, rất khó để chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy điều quan trọng là phải có biện pháp càng sớm càng tốt.

Bụi mịn và khẩu trang chống bụi mịn

 

Những nơi bụi mịn có xu hướng tích tụ

Bụi mịn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong nhà bạn, nhưng biết nơi bụi có xu hướng tích tụ có thể giúp việc dọn dẹp hàng ngày dễ dàng hơn.

1. Phòng ngủ

Trong phòng ngủ thường có nệm và chăn, đây sẽ là nguồn gây ra bụi mịn lớn. Ngoài ra, những thứ như gàu, bã nhờn, phân và xác chết của các động vật giáp xác nhỏ cũng rất nhiều.

2. Phòng tắm và nhà vệ sinh

Phòng tắm và phòng vệ sinh dễ bị nấm mốc phát triển do độ ẩm cao. Ngoài ra, còn có thức ăn cho rệp như tóc và bã nhờn, đồng thời khăn tắm cũng là nơi dễ tích tụ bụi mịn.

3. Tủ để đồ và tủ quần áo

Tủ để đồ và tủ quần áo có xu hướng tích tụ bụi vì có nhiều sản phẩm bằng vải như quần áo, rất khó để thông gió và làm sạch chúng.

4. Thảm và rèm cửa

Bề mặt thảm thường có các loại mảnh thức ăn, bã nhờn và các loại thức ăn khác cho bọ rệp. Ngoài ra, rèm cửa dễ bị mốc do hơi nước đọng trên cửa sổ, là nơi bụi mịn cũng dễ tích tụ và nên cần cẩn trọng.

 

Các biện pháp đối phó với bụi mịn

Bụi mịn bay lên theo chuyển động nhỏ nhất của con người, vì vậy nó không thể được hút ngay cả với máy hút bụi. Nói cách khác, ngay cả khi bạn lau dọn hàng ngày, bạn cũng khó mà loại bỏ được hết bụi mịn. Sau đây là 1 số biện pháp để đối phó với bụi mịn.

1. Sử dụng cây lau nhà

Sử dụng cây lau nhà thay vì máy hút bụi để xử lý bụi mịn trong nhà. Đặc biệt bạn có thể thoải mái lau chùi kể cả sáng sớm hay ban đêm vì cây lau nhà không phát ra bất kỳ tiếng động nào khi chạy.

Ưu điểm:

2. Máy lọc không khí

Ngay cả khi bạn lau sạch, bụi mịn vẫn ở trong không khí và rơi xuống sàn theo thời gian. Máy lọc không khí có hiệu quả trong việc loại bỏ bụi nhà khỏi không khí. Chỉ cần bật công tắc là màng lọc sẽ bắt bụi và làm cho không khí sạch.

Ưu điểm:

3. Robot hút bụi

Điều bạn cần lưu ý đối với các biện pháp chống bụi mịn trong nhà là tăng tần suất lau sàn, nhưng sẽ khó hút bụi hoặc lau nhiều lần trong ngày. Một máy hút bụi robot sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề này. Nếu bạn dùng robot hút bụi, bạn có thể làm nhà thường xuyên, đồng thời chống bụi mịn cho căn nhà.

Ưu điểm:

4. Máy vệ sinh chăn nệm

Chăn nệm mà chúng ta sử dụng hàng ngày có xu hướng giữ ẩm và vì nó chứa nhiều thức ăn ưa thích của rệp như gàu và bã nhờn nên đây là một môi trường rất dễ gây ra bụi mịn. Thông thường, bạn muốn giặt nệm thường xuyên, nhưng nệm rất khó giặt, vì vậy bạn nên sử dụng máy vệ sinh chăn nệm. Nếu bạn sử dụng máy này sau khi phơi khô chăn nệm dưới ánh nắng mặt trời và làm khô kỹ lưỡng, máy có thể giúp bạn loại bỏ bụi mịn 1 cách hiệu quả.

Ưu điểm:

Bụi mịn là loại bụi vô hình nên rất khó để loại bỏ nó chỉ bằng cách lau chùi và vệ sinh thông thường. Mặt khác, nếu không vệ sinh cẩn thận, nó có thể gây dị ứng, vì vậy điều quan trọng là phải loại bỏ nó vì sức khỏe của bạn. Ngoài ra, có rất nhiều thiết bị gia dụng và hàng hóa có tác dụng chống bụi mịn trong nhà, hãy chọn loại phù hợp với mình để có 1 không gian sống sạch sẽ, an toàn.

Vệ sinh máy giặt như thế nào? Tại sao việc vệ sinh là cần thiết và cách thực hiện

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook