3 năm trước tại thị trấn Ashikita, tỉnh Kumamoto, vụ việc nữ thập sinh chôn hai con song sinh đã gây xôn xao dư luận, khiến Toà án tối cao phải tranh luận rất nhiều về hành vi của bị cáo.
Khởi đầu vụ án
Bị cáo Lê Thị Thùy Linh (24 tuổi) quốc tịch Việt Nam là thực tập sinh kỹ năng đến Nhật Bản từ tháng 11 năm 2020. Tháng 11 năm 2020, Linh đã đặt thi thể của hai con song sinh chết lưu của mình trong hộp các tông và bỏ lại nhà ở thị trấn Ashikita.
Trong phiên tòa xét xử cho bị cáo Linh, người ta đã tranh cãi liệu hành vi của bị cáo có phải là bỏ rơi hay không. Trong phần tranh luận được tổ chức tại Tòa án Tối cao vào ngày 24, bị cáo khẳng định sự vô tội của mình vì sợ bị buộc phải về nước nên không tiết lộ chuyện mang thai với những người xung quanh và có ý định để tang hai bé. Bằng chứng là Linh đã cẩn thận để hai bé trong 2 lớp hộp nhằm tránh bị lạnh, đồng thời không chôn cất hay phi tang thi thể để giấu nhẹm mọi chuyện đi.
Bên công tố thì lập luận rằng hành vi cho thi thể vào hai lớp hộp và niêm phong lại đủ để cấu thành hành vi che giấu và đề nghị bác bỏ kháng cáo.
Cả phiên tòa thứ nhất và thứ hai đều dẫn đến việc kết án bị đình chỉ nhưng các lập luận cần thiết để thay đổi bản án vẫn được giữ nguyên và các kết luận có thể được xem xét lại.
Sự ủng hộ từ xã hội
Sau phiên điều trần, bị cáo Linh đã tổ chức một cuộc họp báo với các luật sư và những người ủng hộ mình và nói rằng bản thân không bỏ rơi hay giấu thi thể của cặp song sinh chết lưu. Do đó cô hy vọng rằng mình nhận được phán quyết trắng án bởi đây là vì lợi ích của các thực tập sinh đang phải chịu đựng hoàn cảnh như cô mà không thể lên tiếng.
Liên quan đến trường hợp của Linh, các nhóm hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng nước ngoài đang tiến hành các hoạt động ký tên để Linh được tha bổng. Cho đến nay đã nhận được hơn 90.000 chữ ký.
Giấc mơ thực tập sinh – có đáng để lựa chọn?
Điểm tranh chấp thuộc phạm vi “che giấu thi thể”
Vấn đề trong phiên điều trần của Tòa án Tối cao là liệu hành động của bị cáo Linh có phải là “che giấu” hay không. Nếu xác hai bé song sinh được giấu theo cách xúc phạm đến tình cảm tôn kính đối với người đã khuất hoặc tình cảm tôn giáo của những người bình thường thì tội bỏ xác được xác định.
Bị cáo quấn thi thể của hai em bé song sinh trong một chiếc khăn, đặt chúng vào hộp các tông có ghi tên và ngày sinh của chúng cùng một lá thư viết: “Chúc các con yên nghỉ nơi thiên đường” rồi niêm phong bằng băng dính. Bên công tố cho rằng việc giấu xác trong thùng các tông với mục đích che giấu việc mình đã sinh con để tiếp tục làm việc tại Nhật Bản. Đó là biện pháp đủ hữu hiệu để ngăn chặn người khác phát hiện ra xác. Ngược lại, bị cáo Linh cho rằng mình đang thương tiếc người chết bằng cách quấn khăn thi thể và kèm theo lời chia buồn và khẳng định mình không giấu xác để chờ chôn cất.
Tòa án quận Kumamoto trong phiên tòa đầu tiên đã chỉ ra rằng ngay cả khi có tình cảm hay ý định chôn cất hai thi thể, bị cáo Linh đã cố gắng che giấu điều đó nên không có gì thay đổi trong việc xúc phạm tình cảm tôn giáo chung. Do đó Linh bị kết án 8 tháng tù giam và 3 năm tù treo.
Tòa án tối cao Fukuoka của phiên tòa thứ hai cũng cho rằng thi thể được bọc 2 lần trong hộp, dán băng keo kín và đặt trên giá tạo ra tình huống khó để người khác khó tìm thấy thi thể. Điều này tương ứng với “che giấu”. Chính vì vậy tội bỏ xác đã được xác định. Cuối cùng Linh bị kết án 3 tháng tù giam và 2 năm tù treo.
Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm về thông tin gì, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee biết để chuẩn bị các bài viết để trả lời các vấn đề mà bạn quan tâm nhé.
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Hoàn cảnh đặc biệt của thực tập sinh người Việt chôn con mới sinh ở tỉnh Hiroshima
Nguồn: NHK
Biên tập: LocoBee