Cùng thưởng thức ẩm thực theo các sự kiện quan trọng tại Nhật Bản

“Ẩm thực sự kiện” là các loại đồ ăn đặc biệt được ăn vào các sự kiện và lễ kỷ niệm theo mùa. Phần lớn các món ăn này là sự kết hợp của các nguyên liệu theo mùa và là một trong những truyền thống ẩm thực của Nhật bản.

91 ẩm thực Nhật Bản chắc chắn phải thử

 

Ẩm thực trong đời sống Nhật Bản

Bữa cơm thường mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình. Nền tảng cho sự ra đời của ẩm thực theo sự kiện là các sự kiện theo mùa trong suốt cả năm. Ban đầu, các sự kiện hàng năm được gọi là “ngày gọi thần và cúng tiệc” hay “ngày ăn mừng” và được phân biệt với ngày thường (ke no hi) bằng cách chế biến các món ăn thường không có trên bàn ăn vào ngày thường. Không chỉ phân biệt bằng đồ ăn mà bằng cả trang phục đặc biệt tùy thuộc từng sự kiện.

gạo Nhật Bản

Đối với người Nhật vốn là người dân của đất nước nông nghiệp lâu đời, sự thay đổi của các mùa là kim chỉ nam cho các quy trình làm việc trong nông nghiệp, tập trung vào việc trồng lúa. Mọi người thể hiện lòng biết ơn và mừng mùa vụ bằng cách tổ chức các sự kiện hàng năm.

Cách người Nhật phục vụ bữa ăn như thế nào?

Ngoài ra, khi chuyển mùa rất dễ mắc bệnh, vì vậy, bằng cách tổ chức ngày lễ để ăn khi chuyển mùa, đây cũng là cách cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi. Trong thế giới hiện đại ngày nay, mỗi ngày đều giống như một ngày đặc biệt, nhưng một lần nữa chúng ta hãy hạn chế ăn quá nhiều và trân trọng những đồ ăn tốt cho sức khỏe mà tổ tiên chúng ta đã tạo ra.

 

Ẩm thực theo các sự kiện quan trọng tại Nhật Bản

Tháng 1

Mùng 1 đến mùng 7 (Ngày đầu năm mới): Osechi, Zoni, Otoso

Ngày 7 (Jinjitsu no Sekku): Cháo gạo với bảy loại thảo mộc

Ngày 11: (Kagamibiraki): Oshiruko

Ngày 15 (Tết nguyên tiêu): Cháo đậu đỏ

osechi

Giải mã ý nghĩa của từng món trong osechi ngày Tết của người Nhật

 

Tháng 2

Ngày 3 (Setsubun): Ehomaki, đậu may mắn, cá mòi

Ngày 8: (Koto no hi): Súp Otoko

Ngày 9: (Ngày thịt bò mới): Inari Kotobuki

ehomaki

Một số thuyết thú vị về sự ra đời của Ehomaki

 

Tháng 3

Ngày 3: (Lễ hội đào): Chirashizushi, súp nghêu, hishimochi, rượu sake trắng

Khoảng ngày 20 (Xuân phân): Botamochi

bữa cơm gia đình truyền thống ở Nhật

 

Tháng 4

Ngày 8 (Lễ hội hoa): Amacha

 

Tháng 5

Khoảng ngày 2 (Hachijuhachiya): Trà mới

Ngày 5 (Lễ hội dành cho nam): Kashiwa Mochi, Chimaki

 

Tháng 6

Ngày 1 (Trận mưa đá đầu tiên): Bánh arare

Ngày 21 (Hạ chí): Bạch tuộc

Ngày 30 (Natsugoshi no Harae): Minazuki

 

Tháng 7

Khoảng ngày 2 (Ngày bán hạ sinh, ngày gieo hạt): Bạch tuộc

Ngày 7 (Tanabata): Mỳ soumen

Khoảng ngày 23 (Tức tiết kỷ sửu): Lươn nướng

ngày ăn lươn ở Nhật

 

Tháng 8

Ngày 1: (Lễ Hassaku): Cháo Obana, cháo mè đen

Khoảng ngày 15 (Lễ Obon): Các món ăn chay, bánh bao Shiratama

 

Tháng 9

Ngày 9 (Lễ hội Hoa cúc): Rượu sake hoa cúc, cơm hạt dẻ

Khoảng giữa tháng 9 (Đêm 15): Bánh bao Tsukimi, khoai môn

Khoảng ngày 23 (Thu phân): Ohagi

 

Tháng 10

Khoảng đêm 12: Bánh trung thu, cơm hạt dẻ

 

Tháng 11

Ngày 1 (Ngày đầu tiên chào đón các vị thần): Sekihan

Ngày 5 (Lễ hội Inoko, đêm mùng 10): Inoko mochi, 16 cái bánh bao

Ngày 15 (Lễ Thất ngũ tam): Kẹo chitose

 

Tháng 12

Ngày 1 (Ngày đầu tiên của Otoko): Mochi đậu đỏ

Ngày 8 (Koto no hi): Súp Koto

Khoảng ngày 22: Bí luộc

Ngày 31 (Đêm giao thừa): Soba đêm giao thừa

văn hoá mì soba

Hãy thử thưởng thức ẩm thực Nhật Bản theo mùa để cảm nhận được văn hoá của xứ sở Phù Tang này một cách chân thật hơn nhé!

 

thành viên LocoBee

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Các chuỗi nhà hàng thịt nướng ăn không giới hạn tại Nhật

 

Tổng hợp LocoBee

bình luận

ページトップに戻る