Làm việc tại một văn phòng mới, một môi trường mới có thể có nhiều khó khăn, thêm rào cản ngoại ngữ và sự khác biệt văn hóa của Nhật Bản, rất dễ dàng sẽ khiến bạn cảm thấy bối rối đúng không? Nhưng đừng quên, đó cũng là cơ hội rất tốt để bạn phát triển bản thân. Hôm nay chúng ta hãy cùng LocoBee xem xét một số sai lầm và cách tránh chúng nhé!
Đặc điểm phong cách làm việc của nhiều người Nhật đó là khó thay đổi, khá thụ động trong việc tiếp nhận cái mới. Do đó, đôi lúc, bạn – 1 nhân viên mới có thể có hành động khiến các “tiền bối” không được hài lòng. Tuy nhiên, đừng lo lắng, nếu bạn nỗ lực, bạn sẽ được cấp trên và đồng nghiệp thông cảm và công nhận năng lực. Hôm nay chúng ta sẽ xem xét một số sai lầm mà nhiều người mắc phải để bạn có thể tránh, nhận ra và cải thiện được những sai lầm đó.
Nội dung bài viết
Hãy luôn đặt câu hỏi và hòa đồng với đồng nghiệp
Ở môi trường công sở ở Nhật Bản, họ thường coi nhân viên mới là 1 trang giấy trắng, và thường sẽ đào tạo lại từ đầu. Không có gì lạ khi sinh viên tốt nghiệp ngành nghệ thuật được nhận vào làm trong lĩnh vực phần mềm hoặc sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học đi làm việc bán hàng.
Năng lực làm việc – 4 yếu tố quyết định
Nhật Bản không giống như các nước phương Tây, ít nhất ở một mức độ nào đó, chuyên ngành của bạn dường như không quá quan trọng. Đương nhiên, điểm này cũng không đúng lắm đối với các công ty hàng đầu. Điều này có nghĩa là, bạn chắc chắn sẽ có rất nhiều thứ không hiểu, và cũng có khả năng mắc nhiều sai lầm khi mới gia nhập công ty. Nếu bạn không chắc chắn về bất cứ điều gì, hãy tìm lời khuyên và nhờ trợ giúp. Ngay cả khi bạn tự tin, vẫn nên hỏi người khác, để những “tiền bối” cảm nhận rằng “họ được tôn trọng”.
Cân bằng cuộc sống công việc
Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có sự mất cân bằng giữa cuộc sống trong công việc cao. May mắn thay, hiện nay, cả luật pháp và văn hóa đã có sự thay đổi và thúc đẩy Nhật Bản đi theo hướng cân bằng hơn. Điều này có nghĩa là kể cả bạn không thể hiện “tôi là người sống hết mình vì công việc” thì bạn cũng sẽ không lo bị bị tẩy chay.
Hãy đặt ranh giới giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi của bạn. Không kiểm tra email sau giờ làm và không nên coi việc dành thời gian cho công việc sau giờ làm là bình thường.
Văn hoá công sở Nhật Bản
Để bắt đầu từ điều cơ bản nhất, hãy giữ cho bàn làm việc của bạn sạch sẽ! Bạn sẽ được đồng nghiệp đánh giá cao vì điều này. Đây là một việc làm đơn giản, vì vậy bạn chỉ cần chú ý thực hiện. Một mẹo hay khác là hãy cố gắng trở thành một người tích cực tham gia các cuộc họp. Điều này sẽ thể hiện bạn là người thực sự muốn đóng góp ý kiến xây dựng, chẳng hạn như là bổ sung thêm ý kiến của người khác, đưa ra câu hỏi, phát hiện những điểm bất thường và đưa ra ý kiến… Bạn chắc chắn sẽ được đánh giá cao khi đưa ra ý kiến đúng lúc, đúng chỗ.
Thông tin về công ty Nhật và làm việc tại Nhật Bản
Hãy lưu ý đến quy định về trang phục và ăn mặc 1 cách hợp lý. Nếu bạn may mắn được làm việc trong một văn phòng thoải mái, và cho phép ăn mặc đơn giản vào mùa hè, thì đó là điều rất tốt. Tuy nhiên, hãy cố gắng lưu ý khi đi gặp khách hàng hoặc làm việc với đối tác bên ngoài. Trong những tình huống trang trọng như vậy, bạn cần mặc vest và thắt cà vạt đối với nam, vest và váy công sở màu đen với nữ. Hãy lưu ý điều này nhé.
Cuối cùng, điều này có thể phù hợp không chỉ ở Nhật mà còn với công việc văn phòng nói chung đó là hãy cẩn thận với những tin đồn, lời đàm tiếu. Đồng nghiệp sẽ đồn thổi về bạn, từ những chi tiết riêng tư mà bạn đã tiết lộ. Do đó hãy cẩn trọng lời ăn tiếng nói.
Làm thêm giờ
Bạn sẽ thường nghe thấy những lời nhận xét không tốt về việc làm thêm giờ ở Nhật Bản. Chúng có vẻ quá tiêu cực, và một số công ty là như vậy nhưng không phải công ty nào cũng thế.
Điều cần biết về quy định liên quan đến làm thêm giờ ở Nhật
Liên quan đến việc làm thêm giờ, có 1 số vấn nạn đang tồn tại. Có những trường hợp đăng ký ở lại làm thêm giờ, nhưng lại không làm việc, mà lại lướt web, đọc tin tức, xem Youtube, mua sắm online…. Một số người ở lại làm thêm giờ chỉ vì không muốn về nhà, không muốn để người khác nghĩ là mình không chăm chỉ. Vậy nên, nếu bạn vào làm tại 1 công ty quản lý chặt chẽ thời gian làm thêm của nhân viên thì đừng vội bực bội. Đó cũng là 1 phương pháp mà nhà quản lý đưa ra để giúp các nhân viên bỏ thói quen làm thêm giờ không tốt, cũng như giúp họ cân bằng lại cuộc sống.
Hy vọng những điểm này sẽ giúp bạn có một khởi đầu tốt cho một công việc văn phòng ở Nhật Bản. Luôn chú ý lễ nghi, học hỏi, khiêm tốn là những điểm mấu chốt giúp bạn ghi điểm trong mắt cấp trên, đồng nghiệp.
Tổng hợp LocoBee