Khi thức dậy vào buổi sáng, đầu bạn bỗng bị đau nhói. Cơ thể cảm thấy nặng nề khi đứng lên và khuôn mặt bị sưng lên khi nhìn vào gương. Nếu bạn không thể nghĩ ra nguyên nhân, tại sao không thử nghĩ rằng có thể là do “áp suất thấp” hoặc “thời tiết”? Liệu có phải bên ngoài trời đang mưa hay một cơn bão đang đến gần? Trong trường hợp này, ngay cả một người bình thường khỏe mạnh cũng có thể cảm thấy rối loạn thể chất được gọi là “đau đầu do áp thấp” hoặc “đau đầu do thời tiết”.
Lần này, LocoBee sẽ giải thích chứng đau đầu do ảnh hưởng của “áp thấp” và “thời tiết” theo quan điểm của y học Trung Hoa.
Nguyên nhân khiến chứng đau đầu do khí áp thấp xảy ra là do nước trong cơ thể bị ngưng trệ
Y học Trung Hoa tin rằng cơ thể là một phần của tự nhiên. Chính vì con người chúng ta hòa hợp với thiên nhiên nên đôi khi chúng ta gặp phải những xáo trộn do sự thay đổi của thời tiết, mùa trong năm. Điều này không phải là hiếm, và có khoảng 50% phụ nữ đã từng trải qua điều này. Chúng được gọi là “bệnh thời tiết”.
Người dễ bị áp lực công việc và cách khắc phục
Khi thời tiết xấu, chẳng hạn như trong mùa mưa bão, bạn rất dễ bị đau đầu do áp thấp và do thời tiết. Điều này là do sự thay đổi của độ ẩm và áp suất khí quyển. Trong y học Trung Hoa, những tác động gây ra bởi độ ẩm như mưa được gọi là “Shitsuja”, hay còn gọi là “tà khí” (chướng ngại) tích tụ trong cơ thể. Độ ẩm gây ra trạng thái gọi là “ứ nước” do việc giảm sự lưu thông “nước” trong cơ thể.
Sau đó, tình trạng sưng phù của cơ thể trở nên mạnh hơn, các mạch máu giãn ra sẽ kích thích các dây thần kinh xung quanh gây ra hiện tượng đau đầu. Nhưng bạn không nhất thiết phải đầu hàng chỉ vì nguyên nhân là do thời tiết, hay do bệnh thời tiết. Sử dụng sức mạnh của y học Trung Hoa, bạn có thể làm tan đi cơn đau đầu do áp thấp gây ra.
Phương pháp điều trị bằng thảo dược chứng đau đầu do áp thấp
Thảo dược
Các loại thuốc thảo dược Trung Quốc có tác dụng cải thiện tình trạng do ứ nước gây ra và được khuyên dùng cho các trường hợp đau đầu do áp thấp và do thời tiết. Cả hai đều được đặc trưng bởi tác dụng đưa nhiều nước ra ngoài hơn và khuyến khích sự lưu thông của cơ thể. Tác dụng chính của thuốc thảo dược chính là điều chỉnh sự chuyển hóa của nước trong cơ thể, vốn đang có xu hướng bị xáo trộn và đưa cơ thể về trạng thái khỏe mạnh.
Trong y học Trung Hoa, người ta tin rằng nếu sự chuyển hóa của nước trong cơ thể bị suy giảm thì nước sẽ tích tụ ở phần trên của cơ thể, chẳng hạn như đầu. Nếu bị ảnh hưởng bởi áp suất khí quyển, sự lưu thông của “khí” sẽ bị rối loạn, gây ra đau đầu và chóng mặt.
Thang thuốc mang tên “Linh quế truật cam” là một đơn thuốc bù đắp cho việc thiếu “khí” và hỗ trợ chức năng của các bộ phận, cũng như loại bỏ nước tích tụ trong cơ thể.
Thang thuốc này chứa các loại thuốc thảo dược như phục linh, vỏ quế, bạch truật và cam thảo. Đây là một loại thuốc thảo dược được kỳ vọng không chỉ hiệu quả đối với chứng đau đầu do phong thấp, đau đầu do thời tiết, mà còn đối với chứng ù tai, hồi hộp, khó thở và rối loạn thần kinh.
Đây là một loại thuốc thảo dược giúp tăng cường chức năng của các bộ phận trong cơ thể và đào thải lượng nước dư thừa ra ngoài. Thúc đẩy quá trình lưu thông nước ứ đọng, điều hòa quá trình trao đổi chất, duy trì cân bằng nước tốt. Kết hợp từ các loại thuốc thảo dược như trạch tả, trư linh, thương truật, phục linh và vỏ quế. Nó cũng được biết đến như một loại thuốc thảo dược hữu hiệu cho chứng nôn nao do uống rượu nhiều.
Xoa bóp đầu huyệt ấn đường để giảm chứng đau đầu do áp suất thấp
Phương pháp bấm huyệt, xoa bóp có thể có hiệu quả đối với chứng đau đầu. Chỉ cần bấm huyệt là có thể thực hiện được ngay. Nhẹ nhàng xoa bóp các huyệt đạo bằng cả hai tay và thúc đẩy lưu thông máu ở các huyệt đạo có thể giúp giảm đau đầu.
Điều trị nhức đầu và mỏi mắt (thái dương)
Huyệt thái dương là phần lõm nhẹ nằm giữa khóe mắt ngoài, lông mày và mang tai. Những người bị đau đầu hoặc những người sử dụng mắt quá nhiều cảm thấy hơi đau và thoải mái khi ấn vào. Thỉnh thoảng kích thích huyệt thái dương cũng có tác dụng làm giãn cơ quanh mắt.
Huyệt đạo đa năng giúp cải thiện cơn đau
Huyệt hợp cốc (Gokoku) – Chính là phần hơi lõm ở phía ngón tay so với nơi nối xương ngón trỏ và ngón cái. Bởi vì nó có tác dụng kích hoạt lưu lượng máu, nó được cho là một loại “huyệt phổ thông” có hiệu quả không chỉ đối với chứng đau đầu do huyết áp thấp mà còn đối với các vấn đề khác nhau như vai và cổ cứng, mệt mỏi và bệnh về đường tiêu hóa.
Cái lạnh là nguồn gốc của chứng đau đầu do thấp áp. Đừng quên duy trì thói quen làm ấm cơ thể. Đặc biệt là trong mùa mưa bão mùa hè, đồ uống lạnh và gió từ máy điều hòa có thể làm lạnh toàn thân, làm trầm trọng thêm cơn đau đầu do áp thấp. Cảm lạnh là nguồn gốc của tất cả các loại bệnh tật.
Cố gắng giữ ấm cơ thể ngay cả trong mùa hè, chẳng hạn như ngâm mình trong bồn tắm thay vì chỉ tắm trong thời gian ngắn, hoặc vận động toàn thân vừa phải để kích hoạt quá trình chuyển hóa nước. Tất nhiên, căng thẳng cũng là kẻ thù lớn của chứng đau đầu, vì vậy hãy dành thời gian để thư giãn và điều chỉnh thần kinh tự chủ của bạn.
Cách khắc phục chứng mệt mỏi vào mùa thu
Tổng hợp LocoBee