Tỉ lệ sinh viên đại học làm việc làm bán thời gian tại Nhật Bản
Có rất nhiều công ty và cửa hàng tại Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động bán thời gian. Lí do là vì số lượng sinh viên, học sinh làm những công việc đó chiếm tỉ lệ khá lớn, sau khi tốt nghiệp hoặc chuyển cấp học họ sẽ ngừng công việc đang làm lại để hướng tới mục tiêu khác.
Nội dung bài viết
Tỉ lệ sinh viên làm thêm
Một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi của Hiệp hội sinh viên (ガクセイ協賛) trên 600 trường đại học tại Nhật Bản cho thấy 80% sinh viên đại học hiện đang làm việc bán thời gian. Tính thêm cả những sinh viên đã từng đi làm thêm trong quá khứ thì có đến 96% sinh viên cho biết họ đã từng đi làm thêm, chỉ 4% trong tổng số sinh viên chưa từng đi làm thêm.
Ngoài ra, 94% sinh viên trả lời rằng hiện tại không đi làm thêm cho biết họ muốn đi làm thêm trong tương lai, điều này cho thấy sinh viên đại học có ý thức rất cao về công việc bán thời gian.
Lí do sinh viên đại học đi làm bán thời gian
Mục đích chính của sinh viên đại học khi đi làm thêm thường là “kiếm tiền” để chi trả cho sở thích, tiền tiết kiệm, học phí, sinh hoạt phí. Ngoài mục đích muốn kiếm thu nhập thì sinh viên cũng muốn đạt được mục tiêu khác như tích lũy kinh nghiệm xã hội, nâng cao kĩ năng, kết bạn và tạo các mối quan hệ.
Nơi để kết bạn
Cũng trong khảo sát trên, nhiều sinh viên nói rằng họ thực sự kết bạn thông qua công việc bán thời gian của mình. Điều này cho thấy sinh viên đại học sử dụng công việc bán thời gian của họ như một nơi để kết bạn. Khi nói đến kết bạn, công việc làm thêm thường mang đến cảm giác đoàn kết và tình bạn thân thiết vì họ làm việc cùng mục tiêu với những người có hứng thú với công việc nên dễ làm sâu sắc thêm các mối quan hệ.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Baidu Co., Ltd. – công ty cung cấp ứng dụng bàn phím “Simeji”, những mục mà giới trẻ (thế hệ Z) nhấn mạnh khi kết bạn là “sở thích”, “tuổi tác” và “giá trị”. Kết bạn tại nơi làm công việc bán thời gian là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thu hút người trẻ tham gia công việc bán thời gian.
Cải thiện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm xã hội
Nhiều sinh viên đại học dường như tìm thấy giá trị lớn trong việc trải nghiệm xã hội thông qua công việc bán thời gian. Khi gửi hồ sơ xin việc làm sau khi tốt nghiệp, họ sẽ gây ấn tượng hơn với những kĩ năng đã có được thông qua công việc bán thời gian.
Cảm thấy có ích cho xã hội
Không chỉ đơn thuần là công việc kiếm thu nhập, sinh viên khi đi làm thêm cũng đạt được cảm giác thành công qua sự cảm ơn của khách hàng, qua thành tích của học sinh mà mình làm gia sư…
Tại sao sinh viên đại học không đi làm thêm
Trái ngược với các sinh viên làm công việc bán thời gian ở trên, những sinh viên không đi làm thêm vì các lí do như sau:
- Muốn ưu tiên cho sở thích và hoạt động giải trí: 32%
- Muốn ưu tiên việc học của mình: 26%
- Không thể tìm được một công việc bán thời gian với mức đãi ngộ mà tôi mong muốn: 15%
- Đã có trải nghiệm tồi tệ với một công việc bán thời gian: 8%
- Không thể làm việc như bình thường do đại dịch corona: 6%
- Không cần tiền: 5%
- Bị cha mẹ hoặc thành viên gia đình ngăn cấm: 1%
- Khác: 7%
Thu nhập trung bình theo giờ của sinh viên đại học
Mặc dù có sự khác biệt tùy theo khu vực nhưng hầu hết sinh viên đại học đều làm việc với mức lương 1 tiếng từ 1.000 yên đến 1.200 yên. Cụ thể:
- Dưới 1.000 yên/giờ: 28%
- Từ 1.000 yên đến 1.200 yên/giờ: 49%
- Từ 1.200 yên đến 1.500 yên/giờ: 14%
- Từ 1.500 yên đến 2.000 yên/giờ: 6%
- Từ 2.000 yên đến 3.000 yên/giờ: 1%
- Trên 3.000 yên/giờ: 1%
Về thu nhập hàng tháng, hầu hết những người được hỏi đều trả lời từ 40.000 đến 60.000 yên. Cụ thể:
- Dưới 20.000 yên/tháng: 7%
- Từ 20.000 yên đến 40.000 yên/tháng: 28%
- Từ 40.000 yên đến 60.000 yên/tháng: 31%
- Từ 60.000 yên đến 80.000 yên/tháng: 21%
- Từ 80.000 yên đến 100.000 yên/tháng: 8%
- Trên 100.000 yên/tháng: 5%
Cách tìm việc làm thêm cho sinh viên đại học
Phần lớn sinh viên các trường đại học trả lời rằng họ tìm thông tin về công việc làm thêm trên các “trang thông tin việc làm bán thời gian”. Hiện nay ngày càng nhiều công ty sử dụng video và SNS để phổ biến thông tin làm thêm như một cách tiếp cận thế hệ trẻ.
Những điểm chú ý trong ngày đầu tiên đi làm thêm ở Nhật!
Việc làm bán thời gian phổ biến của sinh viên đại học
Các công việc làm thêm tại quán ăn hay nhà hàng là lựa chọn của rất đông sinh viên bởi công việc không quá phức tạp, môi trường làm việc tốt, có các ca làm linh hoạt.
Công việc gia sư tại trung tâm hoặc tại nhà cũng khá phổ biến vì sinh viên có thể tận dụng khả năng học tập của mình, đồng thời đây cũng là công việc có mức thu nhập cao.
26 lựa chọn công việc làm thêm cho sinh viên
Học tiếng Nhật miễn phí (thi thử JLPT, Minna no Nihongo…)
(Sau khi đăng ký vào Sinh viên, chọn Tiếng Nhật thực hành để học qua các video, làm đề thi thử!)
bình luận