Những ngày cuối năm đang đến gần tại Nhật. Nhiều gia đình sẽ ăn mì “toshikoshi soba” vào ngày 31 tháng 12, một phong tục đêm giao thừa truyền thống ở Nhật Bản. Tại sao người dân ở đây ăn mì kiều mạch soba để tiễn đưa năm cũ?
21 điều thú vị về văn hoá ngày Tết Nhật Bản
Nguồn gốc và kĩ thuật làm mì soba
Ông Yoshinori Horii, 60 tuổi, chủ thế hệ thứ 9 của nhà hàng soba Sarashina Horii ở quận Azabu Juban, Tokyo, cho biết: “Tôi nghĩ các hoạt động cuối năm của người Edo chắc chắn đã trở thành phong tục tập quán trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. Đây là một trong những cơ sở thịnh vượng nhất của thủ đô, với lịch sử hơn 230 năm”.
Khi làm mì soba, người Nhật sử dụng cối xay chạy bằng điện để nghiền kiều mạch – đã loại bỏ vỏ – thành bột, đồng thời thêm trứng đánh tan và nước trước khi trộn bằng cả hai tay. Bột tiếp tục được nhào một cách nhịp nhàng, và sau khi được nặn thành một viên tròn, nó sẽ được dẹt và cán mỏng trước khi cuối cùng được cắt thành những sợi mì mỏng.
Kể từ thời Edo (1603-1867), quy tắc rõ ràng là cắt một tấm bột rộng khoảng 3 cm thành 23 dải. Một dải soba rộng khoảng 1,3 mm. Bột kiều mạch không dính như bột mì và có xu hướng dễ bị vỡ khi chế biến thành mì, và công việc này đòi hỏi sự khéo léo rất cao của người làm mì.
Văn hoá mì soba ở thời Edo
Trong khi mì udon dày hơn được thấy nhiều hơn ở vùng Kansai phía Tây Nhật Bản, mì soba đã được người dân Edo yêu thích kể từ khi Mạc phủ Tokugawa thành lập năm 1603.
Các vùng ngoại ô là nơi có nhiều nhà sản xuất và thành phố có tới 3.700 quán ăn soba ở nửa sau của thời kỳ Edo tất cả đều cạnh tranh để tạo ra hương vị đặc biệt của riêng họ. Việc kiểm soát giá của Mạc phủ Tokugawa có nghĩa là một bát mì soba đơn giản trong nước dùng có giá tương đương khoảng 200 đến 300 yên (khoảng 40~60 nghìn đồng). Mì soba là món ăn đơn giản mà người dân địa phương dễ tìm kiếm.
Vào thời Edo, các thương gia chủ yếu bán hàng theo hình thức tín dụng, cho phép khách hàng thanh toán tiền mua hàng sau đó. Cuối tháng, các cửa hàng liên lạc tới khách hàng để nhận tiền thanh toán, và ngày cuối năm là thời gian đặc biệt nhộn nhịp đối với các cơ sở.
Những nhân viên hối hả để thu tiền sẽ trở về cửa hàng của họ trong tình trạng mệt và đó. Các cửa hàng sẽ chiêu đãi những thực khách này bằng món mì được đặt từ các quán ăn soba vì chúng có thể được ăn nhanh chóng trong thời gian ít ỏi mà mọi người có.
Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa của mì soba
Mặc dù có vẻ rất đơn giản nhưng mì soba rất giàu protein và vitamin B1. Chúng có hương vị tuyệt vời khi nhúng trong nước dùng, kết hợp với trứng, vịt, chả cá “kamaboko”, tempura và các món khác làm tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.
“Việc mì soba có thể được dọn xuống trong thời khắc giao thừa bận rộn có thể phù hợp với cái vội vàng của người Edo. Hình dạng dài, mỏng của sợi mì soba tượng trưng cho tuổi thọ cao đã khiến món ăn này lan rộng khắp đất nước.
Trong mùa thu hoạch soba mùa thu, các biển hiệu “soba tươi” được treo trước cửa cơ sở. Văn hóa ẩm thực của người Nhật đã được nuôi dưỡng bằng cách lồng ghép khẩu vị theo mùa, những thay đổi trong cuộc sống của người dân và các khía cạnh khác trong khi biến chúng thành những hoạt động thú vị.
Giảm cân với soba – tại sao không?
Học cách phân biệt các loại soba trong ẩm thực Nhật Bản
Theo The Mainichi