Chế độ bảo hiểm lương hưu toàn dân là một kiến thức mà ai sinh sống ở Nhật đều nên biết. Tại bài viết này bạn sẽ biết được những điểm đặc trưng, loại hình bảo hiểm, thủ tục tham gia, số tiền bảo hiểm và chế độ miễn trừ bảo hiểm lương hưu toàn dân.
Cùng tìm hiểu ngay sau đây cùng LocoBee nhé!
Nội dung bài viết
Hướng dẫn xin Giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin để ra nước ngoài của Nhật
#1. Chế độ bảo hiểm lương hưu toàn dân của Nhật Bản và chế độ bảo hiểm công khác
- Tất cả công dân đăng ký cư trú tại Nhật và trong độ tuổi từ trên 20 – 59 tuổi, thuộc mọi quốc tịch đều có nghĩa vụ tham gia chế độ bảo hiểm lương hưu toàn dân và nộp tiền bảo hiểm.
- Chế độ bảo hiểm công, gồm chế độ bảo hiểm lương hưu toàn dân, theo cơ chế nuôi dưỡng các thế hệ mà toàn thể xã hội hỗ trợ lẫn nhauu: chi trả lương hưu tuổi già, bảo hiểm thương tật, bảo hiểm tử tuất trong trường hợp không may gặp khó khăn về tài chính.
- Chính phủ Nhật Bản cấp một khoản trợ cấp để hỗ trợ một phần tiền trợ cấp lương hưu.
- Toàn bộ tiền bảo hiểm nộp trong bảo hiểm công sẽ là đối tượng được khấu trừ thuế như là “phần nộp bảo hiểm xã hội”.
Điều chỉnh thuế cuối năm ở Nhật (năm 2021)
#2. Loại hình bảo hiểm lương hưu toàn dân và thủ tục tham gia
Có 3 loại người hưởng bảo hiểm theo chế độ bảo hiểm lương hưu toàn dân.
6 bảo hiểm bắt buộc dành cho người lao động tại Nhật Bản
Người hưởng bảo hiểm số 1
Nếu đã đăng ký cư trú tại Nhật, trong độ tuổi từ trên 20 – 59 tuổi, và không thuộc đối tượng người hưởng bảo hiểm số 2 và người hưởng bảo hiểm số 3 thì sẽ thuộc người hưởng bảo hiểm số 1.
- Nếu không phải là công dân Nhật Bản và thuộc người hưởng bảo hiểm số 1, cần tiến hành đăng ký cư trú tại Nhật Bản ở cơ quan chính quyền địa phương nơi sinh sống. Sau đó cần làm thủ tục tham gia bảo hiểm tại nơi tiếp nhận bảo hiểm lương hưu toàn dân của cơ quan chính quyền đó
- Tổ chức bảo hiểm lương hưu Nhật Bản (Japan Pension Service) sẽ gửi cho người đăng ký thông báo thanh toán tiền bảo hiểm để để nộp tiền bảo hiểm
*Không áp dụng với công dân người nước ngoài có thị thực ở lại để điều trị y tế hoặc thị thực cho thời gian ở lại dài để tham quan.
Người hưởng bảo hiểm số 2
Nếu được thuê làm việc tại công ty, nhà máy và những nơi làm việc tương tự, v.v… và được tham gia bảo hiểm bằng chế độ bảo hiểm lương hưu nhân viên gồm Chế độ bảo hiểm lương hưu của nhân viên thì sẽ thuộc Người hưởng bảo hiểm số 2.
- Trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm hoàn tất việc tham gia chế độ lương hưu thay cho người lao động
- Tiền bảo hiểm sẽ được khấu trừ vào lương, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp
*Vui lòng hỏi nơi làm việc để biết thêm chi tiết.
Người hưởng bảo hiểm số 3
Nếu là vợ/chồng phụ thuộc vào người hưởng bảo hiểm Loại II, có độ tuổi từ trên 20 – 59 tuổi và cư trú tại Nhật thì sẽ thuộc người hưởng bảo hiểm loại 3.
- Người hôn phối (người hưởng bảo hiểm số 2) của công dân đó sẽ báo cáo với văn phòng chi nhánh JPS thông qua chủ doanh nghiệp nơi làm việc để công dân đó được hưởng quyền lợi người phụ thuộc
- Công dân đó không cần phải nộp tiền bảo hiểm, vì toàn bộ sẽ được đóng bằng khoản tiền bảo hiểm do người hưởng bảo hiểm số 2 nộp
- Nếu công dân đó tạm thời đi/ở lại tại nước khác Nhật Bản, người đó có thể là người hưởng bảo hiểm loại 3
*Vui lòng hỏi nơi làm việc của người hôn phối để biết thêm chi tiết.
#3. Sổ tay bảo hiểm lương hưu
Khi hoàn thành xong thủ tục tham gia bảo hiểm lương hưu toàn dân, công dân sẽ được cấp sổ tay bảo hiểm lương hưu. Sổ sẽ sử dụng cả đời nên cần bảo quản cẩn thận. Sổ này rất quan trọng khi xác định nhân thân để nhận bảo hiểm lương hưu và để tư vấn quyền lợi.
Ngoài ra, trường hợp sổ bị mất hoặc hư hỏng:
- Người hưởng bảo hiểm số 1 sẽ tiến hành thủ tục xin cấp lại tại văn phòng bảo hiểm lương hưu hoặc cơ quan chính quyền nơi sinh sống.
- Người hưởng bảo hiểm số 2 sẽ tiến hành thông qua văn phòng chi nhánh JPS hay có thể nhờ chủ doanh nghiệp làm thủ tục.
- Người hưởng bảo hiểm số 3 sẽ làm thủ tục thông qua chủ doanh nghiệp của người hôn phối.
4.Tiền bảo hiểm hàng tháng
Số tiền phí phải đóng cho Trợ cấp quốc gia là 16,610 yên mỗi tháng, bắt đầu từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. Công dân phải nộp tiền bảo hiểm hàng tháng vào cuối tháng tiếp theo.
Hình thức thanh toán:
- Bằng tiền mặt tại ngân hàng và các cơ quan tài chính khác, bưu điện, cửa hàng tiện lợi, v.v…
- Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng tự động hoặc thanh toán qua Internet, hoặc bằng thẻ tín dụng
- Nộp theo chế độ giảm tiền bảo hiểm nếu công dân trả trước tiền bảo hiểm cho một số tháng nộp trong tương lai. Nếu trả trước qua chuyển khoản ngân hàng tự động thì sẽ được giảm nhiều hơn là trả trước bằng tiền mặt
#5. Chế độ miễn trừ tiền bảo hiểm
Trường hợp thu nhập quá thấp để nộp tiền bảo hiểm hoặc có những lý do khác, có thể xin miễn trừ tiền bảo hiểm tại cơ quan chính quyền thành phố, phường, xã. Văn phòng chi nhánh JPS sẽ thẩm tra. Nếu đơn được chấp thuận, công dân sẽ được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần tiền bảo hiểm.
Một số loại miễn trừ, số tiền bảo hiểm cần phải nộp, và tỷ lệ số tiền lương hưu cơ bản tuổi già trong tương lai với khoảng thời gian miễn trừ, so với số tiền không có khoảng thời gian miễn trừ.
Loại chế độ miễn trừ | Số tiền bảo hiểm | Tiền bảo hiểm lương hưu cơ bản tuổi già |
Miễn trừ toàn bộ | 0 yên | 4/8 |
Nộp 1/4 (miễn trừ 3/4) | 4.150 yên | 5/8 |
Nộp 1/2 (miễn trừ 1/2) | 8.310 yên | 6/8 |
Nộp 3/4 (miễn trừ 1/4) | 12.460 yên | 7/8 |
Hoàn nộp cho người có thu nhập thấp | 0 yên | 0 |
Chế độ nộp bảo hiểm đặc biệt dành học sinh | 0 yên | 0 |
Chú ý:
- Nếu không nộp đối với loại nộp 1/4, nộp một nửa, và nộp 3/4, thì chế độ miễn trừ một phần sẽ không còn hiệu lực và sẽ tương đương với chưa nộp. Nghĩa là khoảng thời gian không nộp tiền bảo hiểm đó sẽ không được bao gồm vào phần tính toán số tiền bảo hiểm lương hưu cơ bản tuổi già sau này. Thêm vào đó, công dân đó có thể sẽ không được nhận bảo hiểm cơ bản cho thương tật và bảo hiểm cơ bản về tử tuất khi cần đến
- Nếu là học sinh, có thể nộp đơn xin áp dụng chế độ nộp bảo hiểm đặc biệt dành cho học sinh. Tuy nhiên, chế độ này không bao gồm sinh viên ở hầu hết các trường chi nhánh Nhật Bản như cơ quan đào tạo nước ngoài, hoặc sinh viên học ngắn hạn
Hẹn gặp lại bạn ở kì 2 với các kiến thức bổ ích khác về chế độ bảo hiểm này nhé!
Đọc tiếp kì 2:
Chế độ bảo hiểm lương hưu toàn dân của Nhật Bản (kì 2)
Thủ tịch nhập quốc tịch Nhật Bản từ kinh nghiệm thực tế
Theo JPS