Làm việc tại Nhật: Ưu điểm và nhược điểm của nhân viên chính thức (kì 2)
- Theo bạn việc là một nhân viên chính thức (正社員/Seishain)ở Nhật sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nào?
- Bạn sẽ lựa chọn hình thức lao động nào?
Cùng LocoBee tìm hiểu ngay sau đây, tại kì 2 này sẽ là những nhược điểm của một nhân viên chính thức trước nhé!
#1. Có sự điều động, thuyên chuyển
Một trong những nhược điểm của việc làm nhân viên chính thức là “thuyên chuyển”. Theo nguyên tắc chung, khi công ty ra quyết định thuyên chuyển, đổi địa điểm làm việc với một nhân viên chính thức nào đó, họ thường phải tuân theo.
Tất nhiên sẽ có trường hợp địa điểm thuyên chuyển phù hợp với nguyện vọng của người lao động nhưng cũng có trường hợp không. Trong một số trường hợp, môi trường sống có thể thay đổi đáng kể, chẳng hạn như khi nhân viên được chuyển ra nước ngoài. Nếu có gia đình hoặc sở hữu một ngôi nhà, người nhân viên sẽ càng cảm thấy gánh nặng hơn và phải sắp xếp nhiều thứ hơn trước khi tiếp nhận công việc ở địa điểm, bộ phận mới.
Nếu không muốn điều động, thuyên chuyển thì nhớ kiểm tra trước khi tuyển dụng và điều phối các điều kiện với công ty.
6 giai đoạn của “công cuộc” chuyển việc ở Nhật
#2. Làm thêm giờ, làm ngày nghỉ
Khi không có đủ nhân lực, chẳng hạn như trong mùa bận rộn, người phụ thuộc nhiều nhất thường là nhân viên toàn thời gian, vì vậy thời gian làm thêm có thể tăng lên. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và sự thuận tiện của khách hàng, có thể cho rằng việc đi làm vào ngày nghỉ là điều khó tránh khỏi.
Làm thêm giờ và làm vào ngày nghỉ có thể gây căng thẳng cho những người không muốn làm việc ngoài giờ làm việc bình thường của họ.
#3. Tinh thần trách nhiệm
Một trong những điểm cộng của nhân viên chính thức là họ được giao phụ trách một công việc nào đó, nhưng với một số người có thể thấy trách nhiệm đó là một gánh nặng.
Mặc dù làm việc có trách nhiệm có thể dẫn đến sự phát triển và cải thiện kỹ năng, nhưng nó cũng có thể gây áp lực cho bạn. Bạn cũng có thể đóng một vai trò trong việc nuôi dưỡng cấp dưới…
Miễn là bạn làm việc với tư cách là một nhân viên chính thức, bạn chắc chắn sẽ phải chịu một số trách nhiệm nhiều hơn so với hình thức khác.
#4. Giá trị nhân lực thường không tăng lên
Nếu bạn tiếp tục làm việc cho một công ty với tư cách là nhân viên chính thức, bạn sẽ có nguy cơ trở thành một người không thể chứng minh được giá trị ở một công ty khác.
13 chứng chỉ được khuyến khích dành cho người đi làm tại Nhật
Nhân viên cố định không phải lúc nào cũng có quyền lựa chọn những gì họ muốn làm hoặc những gì họ thích. Trong một số trường hợp, bạn có thể tham gia vào một công việc dài hạn không liên quan đến chuyên môn mà bạn muốn trau dồi, hoặc bạn có thể chỉ có được những kỹ năng mà chỉ công ty mới có thể cung cấp.
#5. Giờ làm việc – ngày nghỉ đều cố định
Một điểm bất lợi nữa là giờ làm việc và ngày nghỉ đều cố định. Một số công ty đã áp dụng hệ thống thời gian linh hoạt cho giờ làm việc, nhưng ngay cả trong trường hợp đó, trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ phải đến làm việc vào thời gian chính do công ty quy định, và bạn sẽ không được tự do hoàn toàn.
Mong rằng những thông tin của bài viết giúp bạn có được một số tham khảo để đưa ra quyết định cho con đường sự nghiệp của bạn nhé!
Làm việc tại Nhật: Ưu điểm và nhược điểm của nhân viên chính thức (kì 1)
Tổng hợp LOCOBEE
bình luận