Mọi người có rất nhiều lo lắng, hầu hết đều liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Cụ thể, nhiều người lo lắng rằng khi trò chuyện với ai đó. Nếu bạn có thể loại bỏ điểm yếu của mình trong cuộc trò chuyện, bạn có thể nâng cao công việc và cuộc sống cá nhân của mình, nhưng trước hết, bạn cần tìm hiểu lý do tại sao cuộc trò chuyện không thể tiếp tục.
Trong bài viết này, LocoBee sẽ chỉ ra một số điểm chung thường thấy ở những người không tiếp tục được cuộc trò chuyện và một số mẹo cải thiện cho từng đặc trưng nhé.
Nội dung bài viết
Bí quyết giao tiếp hiệu quả của người Nhật
Lưu ý khi tặng quà kỉ niệm cho người nghỉ hưu hoặc nghỉ việc ở công ty Nhật
#1. Luôn tán thành với đối phương
Một trong những đặc điểm của những người không tiếp tục được trò chuyện là họ “luôn bắt nhịp với lời nói của người khác một cách không cần thiết.”
Nhiều sách hướng dẫn giao tiếp viết rằng bắt nhịp với đối phương là quan trọng. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp khi nó được thực hiện đúng cách. Khi bạn luôn bắt nhịp, tán thành hay gật đầu với bất cứ điều gì mà đối phương đưa ra sẽ có thể dẫn đến việc phản tác dụng. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi ai đó lúc nào cũng chỉ “ừ”, “tôi hiểu”… khi nghe bạn nói đúng không nào?
Mẹo ở đây đó đó là thay vì chỉ ừ một cách đơn giản hãy tiếp lời họ một cách khéo léo ví dụ như “thú vị thế, bạn có thể chia sẻ thêm được không?
#2. Nói quá nhiều về bản thân
Một đặc điểm khác thường thấy ở những người không thể tiếp tục cuộc trò chuyện là họ cố gắng ngay lập tức nói câu chuyện về mình.
Với vai trò của một người nói thì ai cũng muốn đối phương lắng nghe mình. Nếu ai đó đang nói và bạn đột nhiên bắt đầu nói về bản thân, “Hmm, nhưng tôi …”, đối phương sẽ thất vọng và mất động lực để nói. Bằng cách này, việc muốn nói về bản thân một cách không cần thiết có thể khiến cuộc trò chuyện bị gián đoạn.
Chìa khóa ở đây là “trả lời theo cảm xúc của đối phương”. Nếu bạn đáp lại những từ phản ánh cảm xúc của đối phương, chẳng hạn như “Tôi hiểu rồi, đúng vậy” và “Tại sao bạn lại cảm thấy như vậy?”, Câu chuyện sẽ tự nhiên được tiến triển.
#3. Đưa ra kết luận sớm
“Cố gắng đưa ra kết luận ngay lập tức” cũng là đặc điểm thường thấy ở những người gặp khó khăn trong việc tiếp tục các cuộc trò chuyện.
Một kĩ thuật để làm cho cuộc nói chuyện được tiến triển và hào hứng đó là không làm gãy mạch nói của đối phương. Vì cần có sự tiếp nối, theo quá trình nên không nên thiếu kiên nhẫn mà đưa ra một lời nói cắt ngang giữa chừng.
Để tránh được điều này, bí quyết đó là lắng nghe đối phương tới cùng. Mặc dù là một điều rất căn bản nhưng hãy cố gắng nhé, bạn sẽ thấy sự thay đổi trong cuộc giao tiếp của bạn và bên kia đấy!
#4. Không thể mở rộng câu chuyện
Đây chính là đặc điểm tiếp theo. Người ta nói giao tiếp là sự “truyền bóng qua lại” giữa hai bên. Người chưa giỏi giao tiếp không tốt trong việc này. Cuộc trò chuyện bị gián đoạn vì họ chỉ đáp lại những gì người kia nói một cách cụt lũn “Vậy à?” Những người này thường không cố gắng mở rộng cuộc trò chuyện của họ hoặc thường thiếu nhận thức về điều đó.
Để khắc phục bạn có thể nhanh chóng kết hợp với các từ của người khác và trả lại các từ bằng các góc độ khác nhau. Ví dụ: nếu đối phương đang nói về một sở thích cụ thể, bạn có thể trả lời bằng cách cho họ biết kiến thức liên quan của bạn hay cảm xúc, ấn tượng của bạn khi nghe về điều đó…
#5. Không giỏi khi được khen ngợi
Một điểm chung mà những người không biết cách tiếp tục câu chuyện đó chính là không biết cách nói ra cảm xúc thực của chính mình khi được khen.
Ví dụ, khi một cấp trên ở công ty khen ngợi “Dạo này cậu làm việc rất tốt, tôi rất ấn tượng”. Những người không giỏi trò chuyện thường có xu hướng phủ nhận “Không, làm gì có chuyện đó”. Sự khiêm tốn và phép tắc là quan trọng nhưng trong trường hợp này nó khiến cuộc trò chuyện bị gián đoạn. Điều này là do bằng cách trả lời phủ nhận, từ chối lời khen thiện cảm của đối phương.
15 câu tiếng Nhật có thể sử dụng khi được ai đó khen ngợi
Khi ai đó khen ngợi bạn, hành thật cảm ơn bạn là chìa khóa để tiếp tục cuộc trò chuyện. Trong ví dụ trước, nói “Thật ạ, em rất vui khi được anh nói như vậy”…
Hẹn gặp lại bạn ở kì tới!
5 câu nói của cha mẹ làm con trẻ căng thẳng
Tổng hợp LOCOBEE