Top 10 nguyên nhân gây tử vong ở nam giới Nhật Bản
Người ta nói rằng số người tử vong ở Nhật Bản là khoảng 500.000 người mỗi năm. Vậy đâu là những nguyên vong nhiều nhất? Cùng LocoBee khám phá nhé. Bài viết lần này là về nguyên nhân tử vong ở nam giới người Nhật.
Ngủ trưa hơn một giờ làm tăng nguy cơ tử vong lên 30% ?
#1. Ung thư
- Tỷ lệ tử vong: 31,9%
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới. Trong số các bệnh ung thư, ung thư phổi chiếm 23,9%. Nguyên nhân là do thuốc lá và PM2.5
Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 4,4 lần ở nam giới và nữ giới là hơn 2,8 lần so với những người không hút thuốc. Ngoài ra, “hóa chất độc hại” như amiăng và “ô nhiễm không khí” do PM2.5 gây ra cũng có thể gây ung thư phổi. Sống ở một nơi có PM2.5 cao được cho là gần giống với việc bạn hút thuốc trong 24 giờ.
#2. Bệnh tim
- Tỷ lệ tử vong: 15,3%
Các bệnh tim có thể kể tới là nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim và bệnh van tim, rối loạn nhịp tim…
Ngoài ra, “hội chứng chuyển hóa” là tình trạng kết hợp hai hoặc nhiều bệnh lý tăng huyết áp, tăng đường huyết và rối loạn lipid máu cùng với sự tích tụ mỡ nội tạng (béo phì nội tạng)…
#3. Bệnh mạch máu não
- Tỷ lệ tử vong: 8,2%
Bệnh mạch máu não là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh do các bất thường ở động mạch não gây ra. Bệnh mạch máu não có nhiều loại nhưng được biết đến nhiều nhất là bệnh tai biến mạch máu não.
Trong số các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường… và các yếu tố nguy cơ bao gồm những người thích mùi vị mạnh, những người hút thuốc lá, những người lười vận động và những người uống nhiều bia rượu.
#4. Viêm phổi
- Tỷ lệ tử vong: 7,2%
Các trường hợp tử vong do viêm phổi thường gặp ở những người cao tuổi, những người đã mắc một số bệnh.
Thường xuyên rửa tay và súc miệng khi bạn từ ngoài về nhà, tránh tụ tập đông người trong mùa lạnh và cúm như mùa đông, và đeo khẩu trang khi ra ngoài. Bằng cách sinh hoạt điều độ, tập thể dục điều độ, bỏ thuốc lá, người hút thuốc có thể tránh được bệnh viêm phổi nhờ tăng sức đề kháng cho cơ thể.
#5. Tuổi già
- Tỷ lệ tử vong: 7,6%
Số người chết do tuổi già ở Nhật Bản đã giảm từ khoảng 78.000 người vào năm 1947 xuống còn khoảng 21.000 người vào năm 2000, nhưng nó đã đảo ngược vào thế kỷ 21. Thực trạng xã hội già hóa hiện nay có thể thấy rõ qua con số này.
#6. Tai nạn bất ngờ
- Tỷ lệ tử vong: 3%
Tai nạn bất ngờ bao gồm các tai nạn khác nhau như ngạt thở, đuối nước, tử vong do sặc bánh gạo trong cổ họng, các vụ tai nạn giao thông và ngày lễ Tết.
Số ca tử vong do tai nạn giao thông ở Nhật giảm xuống mức thấp kỷ lục
#7. Tự sát
- Tỷ lệ tử vong: 1,5%
Người ta nói rằng Nhật Bản có tỷ lệ tự tử cao nhất trên thế giới.
#8. Viêm phổi do hít sặc
- Tỷ lệ tử vong: 2,9%
Ở người già và bệnh nhân nằm liệt giường do rối loạn thần kinh, khoang miệng có thể không đủ sạch, và trong trường hợp này, nhiều vi khuẩn gây viêm phổi sẽ phát triển trong khoang miệng.
Ngoài ra, phản xạ ho bị suy yếu và suy giảm chức năng nuốt ở người già và người bệnh nằm liệt giường. Kết quả là vi khuẩn trong khoang miệng bị hút từ khí quản vào phổi, gây viêm phổi. Dinh dưỡng kém và chức năng miễn dịch suy yếu cũng liên quan đến việc khởi phát bệnh. Mặt khác, nó có thể xảy ra khi hút một lượng lớn thức ăn và dịch vị cùng một lúc do nôn mửa.
#9. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Tỷ lệ tử vong: 2,2%
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một thuật ngữ chung cho các bệnh mà từ trước đến nay thường được gọi là viêm phế quản mãn tính hoặc khí phế thũng. Đây là một bệnh viêm phổi do tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại như khói thuốc lá, và có thể nói là một bệnh liên quan đến lối sống phát triển ở người trung niên và cao tuổi do thói quen hút thuốc lá.
Hút thuốc là nguyên nhân số một, với 15-20% người hút thuốc phát triển COPD. Hít phải khói thuốc lá khiến phế quản trong phổi bị viêm dẫn đến ho, tạo đờm và làm hẹp phế quản làm giảm lưu lượng khí.
Ngoài ra, khi các phế nang vốn là những chùm nho nhỏ ở phía sau nơi phân nhánh của phế quản bị phá hủy và trở thành khí phế thũng thì khả năng lấy oxy và bài tiết khí cacbonic bị giảm sút. Những thay đổi này được cho là cùng tồn tại trong COPD và không thể đảo ngược bằng cách điều trị.
#8. Suy thận
- Tỷ lệ tử vong: 1,9%
Lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như thói quen ăn uống, lười vận động, hút thuốc lá là nguyên nhân gây béo phì, gây ra các bệnh liên quan đến lối sống như tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim, đột quỵ và tăng acid uric máu.
Những điều này cũng liên quan chặt chẽ đến bệnh thận mãn tính. Trong bệnh đái tháo đường, tình trạng tăng đường huyết lâu ngày gây ra bệnh thận. Bệnh thận do đái tháo đường được cho là một trong 3 biến chứng chính của bệnh đái tháo đường.
Top 10 nguyên nhân gây tử vong ở nữ giới Nhật Bản
8 hệ luỵ nghiêm trọng của vấn đề dân số già ở Nhật Bản
Tổng hợp LOCOBEE
bình luận