Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Ở Nhật, chương trình tiêm chủng tại nơi làm việc (tức tại doanh nghiệp, trường học) đã chính thức bắt đầu vào ngày 21 tháng 6. Tuy nhiên, việc đã được tiêm phòng không có nghĩa là ngay lập tức người đó được bảo vệ trước nguy cơ lan nhiễm virus corona. Cho đến thời điểm hiện tại, có ít nhất 3 điểm cần lưu ý khi xem xét tính hiệu quả của vắc xin. Các biện pháp phòng ngừa chẳng hạn như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với mọi người, cần tiếp tục thực hiện.
Điểm lưu ý số 1
Đầu tiên là độ trễ thời gian giữa khi được tiêm chủng và khi khả năng ngăn ngừa lây nhiễm được phát huy. Vào tháng 5, Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản đã theo dõi các nhân viên y tế đã tiêm vắc xin Pfizer, cho biết “Tỷ lệ báo cáo về các ca nhiễm mới có xu hướng giảm khoảng 12 ngày sau khi lần tiêm vắc xin đầu tiên được thực hiện.” Theo một số nghiên cứu khác ở nước ngoài, tác dụng của vắc xin được cho là xuất hiện sau ngày thứ 12 kể từ lần tiêm chủng đầu tiên.
Chia sẻ của bác sĩ người Nhật sau khi tiêm vắc xin ngừa corona
Khi tiêm vắc xin, một “kháng thể” có chức năng ngăn tế bào bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với virus có thể được tạo ra. Cần một thời gian để quá trình này được thực hiện. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cảnh báo rằng “Nhiều báo cáo cho biết trong khoảng 2 tuần, nhiều trường hợp sau khi được tiêm chủng lần đầu tiên đã bị nhiễm virus corona với tỉ lệ như những người chưa được tiêm phòng .”
Điểm lưu ý số 2
Thứ hai là số lần tiêm chủng. Cả 2 sản phẩm Moderna và Pfizer đều được sáng chế để tiêm làm 2 lần và không thể nói rằng sau khi tiêm được 1 mũi thì khả năng phòng chống lây nhiễm ở mức cao nhất.
Nhóm nghiên cứu của Anh đã công bố vào tháng 5 rằng tỉ lệ người đã tiêm vắc xin Pfizer 2 lần mắc chủng đột biến được tìm thấy ở Ấn Độ thấp hơn 88% so với những người không mắc bệnh. Tuy nhiên, con số này chỉ là 33% trong trường hợp mới chỉ được tiêm 1 lần. Kết quả ghi nhận gần như giống nhau ngay cả đối với các sản phẩm do Moderna sản xuất.
Điểm lưu ý số 3
Ngay cả sau được tiêm chủng 2 lần tiêm chủng thì cũng không có nghĩ là nguy cơ lan nhiễm là 0%. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thông báo rằng có 10.262 trường hợp nhiễm bệnh, bao gồm cả những trường hợp không có triệu chứng, trong số những người đã được tiêm phòng vào cuối tháng 4 (trong đó một số người đã phải nhập viện).
Tuy nhiên, vào thời điểm này tại Mỹ, khoảng 101 triệu người, bao gồm cả người đã được tiêm 1 mũi vắc xin do Johnson & Johnson, có tỷ lệ những người được phát hiện là nhiễm corona là khoảng 0,01%. Mặc dù không phải là 100% nhưng có thể thấy, vắc-xin vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự lan nhiễm virus corona chủng mới.
Nhật lên kế hoạch cung cấp vắc xin cho Việt Nam
Theo asahi