5 bí quyết mua sắm thông minh tại Nhật bạn nhất định nên biết

Mua sắm là một phần không thể thiếu khi đi du lịch hoặc cả trong trường hợp bạn sống tại đất nước đó. Ngày hôm nay, LocoBee sẽ giới thiệu tới bạn đọc 5 tips để có thể mua sắm tiết kiệm và thông minh khi ở Nhật nhé!

4 điều bạn cần biết về văn hóa mua sắm tại Nhật Bản

 

#1. Mua sắm ở cửa hàng tiện lợi – conbini

Tiết kiệm hơn khi thanh toán không dùng tiền mặt

Các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn như Family Mart, Lawson, Seven Eleven, Ministop cung cấp mức giảm giá ngay lập tức là 2% cho khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó, tốt nhất bạn nên thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc tiền điện tử thay vì thanh toán bằng tiền mặt khi ở cửa hàng tiện lợi.

Chai có dung tích lớn rẻ hơn so với chai bé

Hầu hết nước được bán trong các cửa hàng tiện lợi đều là những chai cỡ nhỏ, dung tích 500ml có giá 100 yên + thuế. Bạn có thể thấy lạ khi 1 chai nước 2 lít có giá 91 yên + thuế mặc dù chênh lệch 1,5 lít, chai 2 lít rẻ hơn gần 10 yên.

Điều này có thể giải thích là do loại 500ml hoặc nhỏ hơn có tính tiện lợi cao hơn, bán chạy hơn nên có giá cao hơn. Do đó nếu có thể hãy mua chai có dung tích lớn để tiết kiệm hơn nhé. Ví dụ như mua về nhà uống chẳng hạn?

[Bạn cần biết] Hệ thống tích điểm liên kết ở Nhật

 

#2. Mua đồ ở siêu thị rẻ hơn so với cửa hàng tiện lợi

Điều này dễ hiểu đúng không nào? Siêu thị thì có quy mô lớn và nhập hàng cũng rẻ hơn và không nhiều địa điểm tiện lợi như combini.

Ngoài ra, các siêu thị Nhật Bản sẽ cố gắng bán hết hàng vào cuối ngày với mức giảm giá từ 10% đến 50% đối với nhiều món như sushi, sashimi, đồ ăn kèm, bento… Những mặt hàng gần hết hạn sử dụng cũng được bán với giá rẻ hơn.

Bên cạnh đó tuỳ vào từng mùa, chính sách khuyến mãi của từng siêu thị mà các chương trình giá ưu đãi sẽ thay đổi liên tục. Bạn có thể xem ở các quầy hoặc trên tờ rơi của siêu thị… Ngoài ra, siêu thị có thể là một nơi tuyệt vời để mua quà như đồ ăn nhẹ, bánh kẹo, trà với mức giá chiết khấu.

 

#3. Thử vận may của bạn vào đầu năm!

Trên toàn nước Nhật, từ các khu mua sắm quy mô lớn đến các cửa hàng cá nhân và cửa hàng đặc sản đều có bán Túi Phúc vào đầu năm. Trong túi có bỏ những món đồ bạn không biết trước nhưng thường một chiếc Túi Phúc – Fukubukuro từ thương hiệu yêu thích của bạn có giá bằng một nửa tổng giá trị các đồ bên trong của nó.

 

#4. Thời điểm giao mùa là lúc tốt nhất để mua đồ mới

Các cửa hàng thường có ý định giải phóng càng nhiều hàng tồn kho của họ càng tốt vào thời điểm giao mùa. Ngay cả khi những sản phẩm không bán được từ năm trước được đưa ra bán lại vào năm sau, chúng vẫn có khả năng sẽ bị sót lại. Do đó, nhiều món đồ có thể giảm giá từ 30% đến 70%.

Các mùa của Nhật Bản được chia thành mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, mùa hè giữa tháng 6 và tháng 8, mùa thu giữa tháng 9 và tháng 11, mùa đông giữa tháng 12 và tháng 2, vì vậy hãy để ý các đợt khuyến mại lớn này nhé.

 

#5. Mua sắm tại các Outlets

Bạn có thể mua quần áo, giày dép, đồ gia dụng hoặc các sản phẩm nội địa và quốc tế có nhãn hiệu nổi tiếng với mức giá tốt tại outlets. Đơn giản vì chúng là hàng tồn kho, có một chút lỗi, phai màu nhưng không quá rõ rệt.

Bạn có thể tìm thấy outlets ở nhiều nơi tại Nhật. Đa số outlets hơi xa trung tâm thành phố nhưng nhiều nơi cung cấp xe đưa đón từ ga tàu hoặc trung tâm giao thông gần nhất.

Chúc bạn tiêu dùng thông minh khi tới hoặc sống ở Nhật nhé!

5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất ở Nhật Bản

 

Tổng hợp LocoBee

bình luận

ページトップに戻る