Để một cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp, việc nắm được quy trình cũng như cách ứng xử phù hợp ở từng quy trình là điều cần thiết. Dưới đây là 1 số điều cơ bản bạn nên biết khi đi phỏng vấn ở một công ty Nhật nhé.
Nội dung bài viết
#1. Một cuộc phỏng vấn “bắt đầu” từ quầy lễ tân
Điều này có nghĩa là bạn cần phải có ý thức được rằng mình cần phải thật chỉn chu từ bước chào hỏi ở quầy lễ tân.
Điều cần biết khi thông báo chuẩn bị nghỉ sinh ở công ty Nhật
Hãy cố gắng ghi điểm từ lúc này bằng việc thực hiện tốt các điều sau:
Đến quầy lễ tân của công ty 10 phút trước khi bắt đầu phỏng vấn: nếu bạn đến quá sớm, người phỏng vấn cũng không thể tiếp bạn và nếu bạn đến vào phút cuối, thời gian bắt đầu cuộc phỏng vấn có thể bị lùi lại gây phiền phức cho người phỏng vấn và cả các ứng viên khác nếu có
Thông báo với nhân viên tại quầy lễ tân hoặc máy liên lạc nội bộ: hãy bình tĩnh và từ từ nói thời gian đã hẹn, lý do đến văn phòng, tên của bạn và người phụ trách hẹn gặp.
Ví dụ: 本日○時に面接の約束をいただいている、××と申します。△△さまにお取次ぎをお願いします
Tên tôi là XX và tôi có một cuộc hẹn phỏng vấn vào lúc ○ giờ hôm nay. Vui lòng liên hệ với ông/bà △△.
Nếu không có lễ tân, hãy hỏi nhân viên gần đó. Đừng quên xin lỗi vì làm phiền họ.
Tại phòng chờ: ngồi ngay ngắn và yên lặng chờ đợi, không sử dụng điện thoại hay kiểm tra tài liệu vào lúc này
#2. Bốn nguyên tắc cần biết khi vào phòng phỏng vấn
Đây là thời điểm quyết định ấn tượng đầu tiên của bạn.
Bước 1: Khi được gọi, hãy từ từ gõ cửa 3 lần. Sau khi nhận được phản hồi mời vào từ phòng phỏng vấn, hãy nói 失礼いたします (shitsurei itashimasu – Tôi xin phép) và mở cửa bước vào phòng
Bước 2: Khi bạn bước vào phòng phỏng vấn, hãy đóng cửa nhẹ nhàng. Lúc này, cần quay ra cửa và đóng lại và không hướng lưng về phía cửa khi đóng
Bước 3: Đứng cạnh ngang với ghế và chào người phỏng vấn:
Ví dụ:
本日はお時間をいただき、ありがとうございます。○○と申します。よろしくお願いいたします。
Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian ngày hôm này. Tôi là○○. Rất mong được giúp đỡ.
Bước 4: Ngồi xuống sau khi được người phỏng vấn mời ngồi xuống.
Làm việc ở Nhật: 7 lý do muốn nghỉ việc thường gặp
#3. Ý thức về diện mạo
Diện mạo ngày phỏng vấn ảnh hưởng rất nhiều đến ấn tượng đầu tiên của bạn. Từ ấn tượng này nhà tuyển dụng có thể đoán được bạn là người như thế nào, sẽ làm việc ra sao nếu được vào công ty.
Cần chú ý những điểm như kiểu tóc, trang điểm, ăn mặc phù hợp, giày dép, phụ kiện, … Về cơ bản cần phải ý thức được là cần gọn gàng, chỉn chu, sạch sẽ và phù hợp với một buổi phỏng vấn.
#4. Ánh mắt và nụ cười
Khi trả lời phỏng vấn, hãy nhìn vào người đối diện và giữ một nụ cười trên khuôn mặt của bạn. Đây là một trong những vũ khí sẵn có giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
#5. Bắt nhịp với cuộc trò chuyện
Bắt nhịp cuộc trò chuyện rất quan trọng đối với cuộc phỏng vấn. Dù bạn có động lực, khả năng tốt nhưng nếu không bắt nhịp tốt trong cuộc phỏng vấn bạn sẽ bị đánh giá là không có kỹ năng giao tiếp.
Về cơ bản, hãy lắng nghe đối phương cho đến khi kết thúc và trả lời theo nội dung câu hỏi. Về cách dùng từ ngữ, nếu bạn không tự tin vào khả năng sử dụng kính ngữ của mình, hãy cố gắng nói chậm hơn bình thường, ít nhất dùng thể lịch sự “desu” và “masu”.
#6. Không mất cảnh giác cho tới phút cuối
Các nghi thức khi rời khỏi phòng phỏng vấn cũng rất quan trọng. Hãy nắm một số điểm sau:
- Ngồi nguyên ở ghế, nói lời cảm ơn và cúi đâù
- Sau khi cúi chào, đứng lên, đứng cạnh ngang ghế và cảm ơn một lần nữa
- Tiến về trước cửa, quay về phía người phỏng vấn và nói xin phép và cảm ơn một lần nữa, cố gắng đóng cửa thật nhẹ nhàng
- Sau khi rời khỏi phòng không bật điện thoại hay ăn uống ngay mà tiến về phía cửa ra của toà nhà để rời đi một cách nghiêm chỉnh
Chúc bạn có một buổi phỏng vấn thành công và đừng quên ghi điểm với nhà tuyển dụng với các điểm trên đây nhé!
Khởi động chiến dịch “1.000 phần quà cổ vũ tinh thần sĩ tử JLPT” của NIPPON★GO
Tổng hợp LOCOBEE