Ông Nobuaki Tanaka, Giám đốc Khoa Tai Mũi Họng, khuyên rằng “Ngoài việc nâng cao thể trạng và tăng cường miễn dịch, chăm sóc chiếc mũi của mình đang được coi là vô cùng quan trọng trong việc phòng chống virus”.
Theo ông Tanaka chia sẻ, mũi có vai trò giống như một chiếc “máy lọc không khí”, phát huy tối đa chức năng của nó còn bảo vệ cơ thể.
- Mũi có chức năng điều chỉnh không khí bên ngoài, làm cho lớp không khí này đủ điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm giúp phổi dễ thở
- Mũi còn có chức năng loại bỏ các chất lạ
Không khí đi vào qua lỗ mũi (trái và phải), vào vòm họng phía trên cổ họng và chạy từ họng về phía phổi. Vòm họng là nơi dễ tích tụ không khí chứa virus. Các mô như tế bào lympho phát triển dưới niêm mạc. Tập hợp mô bạch huyết này là “amiđan”, có chức năng miễn dịch giữ các chất lạ xâm nhập qua mũi và miệng qua đường thở và ngăn chúng xâm nhập vào khí quản và phổi.
Để có khả năng chống lại virus và phấn hoa, việc tạo thói quen “bảo dưỡng mũi” hàng ngày như nhỏ mũi, hít thở bằng mũi là điều cần thiết và thể hiện đầy đủ tính năng “lọc không khí tự nhiên” vốn có trong cơ thể.
Đeo hai khẩu trang liệu có hiệu quả hơn một?
Làm sao để phân biệt được cơ thể dị ứng phấn hoa hay nhiễm virus corona?
Theo Jisin