Kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường thai kì

Bệnh tiểu đường thai kì là nỗi lo lắng của mọi người trong thời gian thai kì. Dưới đây sẽ là một số kiến thức cơ bản từ Trung tâm nghiên cứu sức khoẻ trẻ em quốc gia (Nhật Bản).

 

Tiểu đường thai kì là bệnh như thế nào?

Sự bất thường chuyển hoá đường cần phải chú ý khi lượng đường huyết tăng cao trong khi mang thai được chia làm 3 loại chính:

  • Bệnh tiểu đường thai kì
  • Bệnh tiểu đường rõ ràng trong thai kì
  • Mang thai cùng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thai kì là sự bất thường chuyển hoá đường dạng nhẹ chưa đến mức thành bệnh tiểu đường phát sinh trong thời gian mang thai. Mang thai cùng bệnh tiểu đường là tình trạng người bị bệnh tiểu đường mang thai. Bệnh tiểu đường rõ ràng trong thai kì bao gồm sự bất thường chuyển hoá đường có thể là bệnh tiểu đường chưa được chuẩn đoán từ trước khi mang thai.

 

Tại sao lại có bệnh tiểu đường thai kì?

Khi mang thai chỉ số đường huyết rất dễ tăng lên. Sự bất thường chuyển hoá đường là tình trạng lượng hormone insulin do tuyến tuỵ sản sinh và vận động chưa đủ, sự điều tiết đường huyết của cơ thể không tốt. Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết. Khi mang thai, vì hoạt động của hormone tiết ra từ nhau thai sẽ ngăn chặn hoạt động của insulin và sản sinh ra các enzym phân hủy insulin làm cho insulin hoạt động kém hiệu quả hơn so với khi người mẹ chưa mang thai nên lượng đường trong máu có xu hướng tăng cao. Vì lý do này, trong thai kỳ, đặc biệt là trong nửa sau của thai kỳ nếu đường huyết cao và vượt quá một tiêu chuẩn nhất định thì người mẹ sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

Bệnh tiểu đường thai kì có ảnh hưởng đến em bé không?

Việc đường huyết cao ở người mẹ khi mang thai gây ra những biến chứng không chỉ cho mẹ mà còn cho con. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều trị đúng cách bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm giảm số lượng trẻ sơ sinh thừa cân và ngăn ngừa các biến chứng của hội chứng tăng huyết áp thai kỳ. Điều này sẽ làm giảm số người phải sinh mổ.

 

Kiểm tra bệnh tiểu đường thai kì như thế nào?

Chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kì chủ yếu qua xét nghiệm máu. Thông thường các bệnh viện hoặc phòng khám tại Nhật sẽ thực hiện xét nghiệm chia làm 2 bước như sau:

<Xét nghiệm sàng lọc>

Tất cả phụ nữ mang thai được tiến hành xét nghiệm để tìm ra những người có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Đầu tiên là thực hiện kiểm tra đường huyết không thường xuyên trong giai đoạn đầu của thai kỳ và xét nghiệm thử thách đường huyết 50g trong giai đoạn giữa thai kì. Nếu đường huyết từ 95 mg/dl trở lên trong giai đoạn đầu của thai kỳ và xét nghiệm thử thách đường huyết từ 140 mg/dl trở lên vào giữa thai kỳ thì thai phụ được đánh giá là dương tính. Nếu kết quả dương tính sẽ tiến hành thử nghiệm tiếp theo.

<Kiểm tra để chẩn đoán>

Xét nghiệm dung nạp glucose 75g được thực hiện để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kì. Từ tháng 7 năm 2010, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kì được sửa đổi thành các tiêu chí sau.

  • Đường huyết khi bụng đói: 92 mg/dl trở lên
  • Đường huyết sau uống glucose 1 tiếng: 180 mg/dl trở lên
  • Đường huyết sau uống glucose 2 tiếng: 153 mg/dl trở lên
  • Nếu kết quả kiểm tra đường huyết của thai phụ thoả mãn từ 1 điều trở lên thì sẽ chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường thai kì

Những đối tượng sau thường dễ mắc bệnh tiểu đường thai kì và được bác sĩ cho xét nghiệm dung nạp glucose 75g ngay từ đầu mà không qua sàng lọc:

  • Béo phì
  • Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường
  • Mang thai khi tuổi cao (trên 35 tuổi)
  • Xét nghiệm đường trong nước tiểu là dương tính
  • Đã từng sinh con quá cân
  • Nước ối nhiều
  • Người mắc hội chứng cao huyết áp khi mang thai hoặc có tiền sử cao huyết áp

 

Tự kiểm tra đường huyết

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kì thì điều quan trọng là phải nắm được mức đường huyết trong thời kỳ mang thai và kiểm soát đường huyết ở trạng thái gần với mức của 1 phụ nữ mang thai khỏe mạnh bằng cách thực hiện ăn kiêng, tập thể dục và điều trị bằng thuốc. Tự đo đường huyết là việc bệnh nhân tự đo lượng đường trong máu. Làm như vậy thai phụ sẽ kiểm tra được việc kiểm soát lượng đường huyết có thành công hay không.

Sự thay đổi của glucose trong máu dao động rất nhiều trong ngày và có khác biệt lớn giữa các cá nhân. Để kiểm soát tốt đường huyết, cần phải kiểm tra sự di chuyển của đường huyết qua việc lấy mẫu máu thường xuyên. Máy đo đường huyết tại nhà giúp bạn tự đo đường huyết và biết chi tiết những thay đổi của đường huyết trong một ngày, bạn có thể tiến gần hơn đến mức đường huyết lý tưởng bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, tập thể dục và điều trị bằng thuốc cho phù hợp.

Để nắm chính xác mức đường huyết cần đo 6 lần: trước mỗi bữa ăn, 2 tiếng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ (nếu cần). Tuy nhiên, số lần đo trong ngày hoặc trong tuần khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tình trạng kiểm soát đường huyết. Vì vậy hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Chế độ ăn uống như thế nào khi bị tiểu đường thai kì?

Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách ăn uống hợp lý, nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của chính thai phụ. Để biết mức năng lượng thích hợp, hãy tham khảo cách lấy lượng năng lượng cần thiết sau đây (có thể điều chỉnh tùy thuộc vào lượng hoạt động sống, diễn tiến khi mang thai…)

Cân nặng tiêu chuẩn (kg) x 30kcal + phần thêm

+ Cân nặng tiêu chuẩn = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22

+ Phần thêm:

  • Đầu thai kì (chưa đến 16 tuần): 50kcal
  • Giữa thai kì (16 – 28 tuần): 250kcal
  • Cuối thai kì (28 tuần trở đi): 450kcal
  • Thời kì cho con bú: 350kcal
  • Nếu bị béo phì thì phần thêm là 0

Ví dụ: Chiều cao là 159cm (trong trường hợp BMI bình thường)

1,59 x 1,59 x 22 = 55,6kg ~ 56kg (cân nặng tiêu chuẩn)

56kg x 30kcal = 1690kcal ~ 1700kcal + mang thai giữa thai kì 250kcal

→ Năng lượng cần thiết là khoảng 2.000kcal

Về cơ bản 1 ngày thai phụ cần ăn đủ 3 bữa sáng trưa tối, tuy nhiên nếu chỉ số đường huyết sau khi ăn vẫn cao thì nên chia thành 6 bữa gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ, 3 bữa chính sẽ giảm lượng ăn xuống, 3 bữa phụ có thể thêm cơm nắm, khoai lang, sữa, mì, sữa chua, bánh mì kẹp…

 

Khi bị tiểu đường thai kì thì có được vận động không?

Tập thể dục khi mang thai có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết nhưng tùy thuộc vào thời kì mang thai bạn có thể không tập thể dục được. Ngoài ra, tập thể dục không đúng cách cũng phản tác dụng. Hãy hỏi ý kiến ca bác sĩ trước khi tp th dc. Các bài tập thể dục giúp cải thiện lưu lượng máu như đi bộ, thể dục dụng cụ, yoga, thể dục nhịp điệu… Tránh tập thể dục trước và sau bữa ăn 30 phút, nên tập sau bữa ăn 1-2 tiếng.

 

Nếu bị tiểu đường thai kì thì sau khi sinh con phải chú ý điều gì?

Những người bị tiểu đường thai kì thường có lượng đường trong máu bình thường sau khi sinh con. Tuy nhiên, một nghiên cứu về những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kì và từng bình thường hóa sau khi sinh con đã cho thấy rằng một nửa trong số họ trở thành bệnh tiểu đường từ 20 đến 30 năm sau đó. Việc theo dõi lượng đường huyết thường xuyên là rất quan trọng vì những người mắc bệnh tiểu đường khi mang thai có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Đầu tiên, thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose 75g từ 1 đến 3 tháng sau khi sinh để xác nhận rằng tình trạng glucose trong máu của bạn là bình thường. Ngay cả khi kết quả là bình thường, hãy làm xét nghiệm dung nạp glucose hàng năm và cẩn thận để không phát triển thành bệnh tiểu đường. Đặc biệt, hãy lưu ý đến việc tăng cân ngay từ khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn dặm và ngừng cho con bú.

Tư liệu tham khảo: ncchd

Lời khuyên cho mẹ Việt ở Nhật ① – Cần chuẩn bị những gì khi biết mình mang thai ở Nhật?

 

Thanh Nga (LOCOBEE)

* Bài viết thuc bn quyn ca LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoc s dng khi chưa có s đng ý chính thc ca LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る