Lãng phí thực phẩm – vấn đề của toàn xã hội

Lãng phí thực phẩm (食品ロス – Shokuhin Rosu) là từ để chỉ việc thực phẩm vẫn còn sử dụng được nhưng bị vứt đi. Đây vừa là hành động lãng phí vừa gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

 

Tình trạng lãng phí thực phẩm tại Nhật Bản

Mỗi năm lượng thức ăn mà Nhật Bản bỏ đi là khoảng 25,55 triệu tấn. Trong đó, lượng thực phẩm bị vứt đi nhưng vẫn có thể sử dụng mỗi năm là 6,12 triệu tấn (số liệu năm 2017). Như vậy, trung bình lượng lãng phí thực phẩm của 1 người Nhật là khoảng 48kg. Để cho dễ hình dung thì mỗi người Nhật 1 ngày vứt đi 1 bát cơm (150g).

Con số trên gấp 1,6 lần lượng lương thực thế giới viện trợ cho những người bị đói trên toàn thế giới (năm 2018 là khoảng 3,9 triệu tấn). Lượng thực phẩm bị vứt bỏ của thế giới là khoảng 1,3 tỉ tấn mỗi năm, 1/3 trong số đó là thực phẩm sản xuất dành cho con người (số liệu năm 2011 của FAO)

 

Tại sao lãng phí thực phẩm lại là vấn đề?

Nhìn vào các con số về tình trạng lãng phí thực phẩm, có thể thấy rằng mặc dù chúng ta sản xuất và nhập khẩu lượng lớn thực phẩm nhưng lại vứt bỏ đi không ít. Ngoài việc lãng phí thực phẩm còn có nhiều vấn đề và ảnh hưởng khác như xử lí chất thải bao gồm cả thực phẩm bị bỏ đi. Ngoài ra, việc đốt thực phẩm dưới dạng rác cháy được sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường do phát thải CO2 và chôn lấp sau khi đốt.

Về góc độ kinh tế, việc nhập khẩu lương thực trong khi bỏ thực phẩm là rất lãng phí. Về góc độ người dân và xã hội, trong khi tình trạng lãng phí thực phẩm vẫn đang xảy ra thì cứ 7 trẻ em lại có 1 trẻ em thuộc diện nghèo khó không có thức ăn.

 

Phân loại lãng phí thực phẩm

Lãng phí thực phẩm có thể chia làm 2 loại chính là:

Trong 6,12 triệu tấn (năm 2017) thì:

Với lãng phí thực phẩm do kinh doanh có thể chia làm 4 ngành chính là:

Ẩm thực địa phương Tokyo

 

Giải pháp chống lãng phí thực phẩm

Học làm các món ăn Nhật Bản cùng LocoBee

 

Thanh Nga (LOCOBEE)

* Bài viết thuc bn quyn ca LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoc s dng khi chưa có s đng ý chính thc ca LOCOBEE.

Facebook