11 điều cơ bản cần thống nhất khi sống thử theo quan điểm của người Nhật

Sống thử (同棲 – Dosei) là điều khá phổ biến ở Nhật. Với người Nhật đây là chuyện hoàn toàn bình thường và là một trong những căn cứ quan trọng để có thể đi đến kết hôn hay không.

Ngay sau đây, LocoBee sẽ giới thiệu tới bạn 11 điều mà người Nhật cho là cần phải thống nhất trước khi sống thử.

 

#1. Phân chia công việc nhà linh hoạt

Làm công việc gì, vào thứ mấy… cần được phân chia một cách rõ ràng và công bằng để không ai phải làm nhiều hơn khi sống thử. Tuy nhiên, tuỳ vào tình hình cao điểm trong công việc của mỗi người mà xem xét thay đổi một cách linh hoạt.

 

#2. Để đối phương không lo lắng cần phải liên lạc hoặc quy định giờ giới nghiêm

Để cả hai bên đều chủ động cần thống nhất khi nào cần liên lạc ví dụ như báo về sớm, về trễ, không ăn cơm nhà… Hình thức liên lạc có thể là nhắn tin hoặc gọi điện. Nguyên tắc là khi biết sẽ có sự thay đổi so với thường ngày hãy cố gắng liên lạc ngay.

 

#3. Tôn trọng để không ai bị xáo trộn hoặc thay đổi nhịp sống

Đồng hồ sinh học cũng như nhịp sống của mỗi người là khác nhau vì thế cần phải tôn trọng. Không nên quá gò bó, bắt người kia phải thay đổi một cách vô lý.

 

#4. Cần quyết định sống thử bao lâu rồi sẽ đi đến kết hôn

Nhiều người nhất là nam giới vì sợ trách nhiệm nên chỉ muốn sống thử. Điều này là không thể chấp nhận nếu phía nữ không thực sự muốn như vậy. Nếu như sống thử là để đi đến kết hôn cần xác định đến khi nào thì nên kết hôn. Ví dụ sau bao lâu hoặc đến khi cả 2 người dành dụm được bao nhiêu thì sẽ đăng ký/tổ chức hôn lễ.

 

#5. Thống nhất cách giải quyết khi có cãi nhau

Khi sống chung cơ hội tiếp xúc của cặp đôi sẽ tăng lên – đây cũng chính là lý do gây ra những tranh cãi. Do đó trước khi sống thử cần thống nhất cách giải quyết khi cãi nhau. Một số gợi ý lí tưởng đó là không quá cảm xúc, không để sang ngày hôm sau, cần nói chuyện và đưa ra ý kiến để tìm được phương án giải quyết…

 

#6. Vấn đề tiền bạc

Tiền bạc là 1 nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi, mâu thuẫn khi sống thử và ngay cả sau khi kết hôn. Chính vì thế cần phải có nguyên tắc về việc chi tiêu, tiết kiệm. Căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh và thu nhập của hai người để tìm ra tỉ lệ hợp lý cho việc ai chịu trách nhiệm trong chi trả khoản nào…

[Khảo sát] Gần 40% chị em phụ nữ Nhật giấu chồng lập quỹ đen

 

#7. Sử dụng đồ và không gian phòng

Thói quen của mỗi người là khác nhau. Với một người điều đó có thể là đương nhiên nhưng với người còn lại thì không. Ví dụ như dùng xong cốc là phải rửa luôn hay để ở bồn, nắp bồn cầu phải đóng hay mở… Dù là việc nhỏ nhưng rất dễ dẫn đến những căng thẳng, khó chịu nếu như không được thống nhất từ trước hoặc nhắc nhở lẫn nhau trong quá trình sống chung.

 

#8. Cách sử dụng thời gian vào lúc rảnh rỗi hoặc ngày nghỉ

Mỗi người có một cách sử dụng thời gian riêng của mình. Việc muốn dành thời gian một mình hay muốn đi uống cùng bạn bè… là điều hoàn toàn bình thường. Do đó hãy thông báo trước khi có dịp hoặc quyết định từ trước về thời gian nào trong tuần, trong ngày muốn có không gian riêng.

 

#9. Việc ăn uống và bảo quản đồ ăn

Dù là một món đồ ăn, thức uống nhưng nếu bị đối phương dùng mà không nói gì cũng là điều không mấy dễ chịu phải không nào? Để không xảy ra mâu thuẫn liên quan đến vấn đề này cần nói trước với đối phương. Bên cạnh đó là cho nhau biết đồ ăn yêu thích, đồ không muốn ăn, không ăn được hoặc đồ ăn có thể gây ra dị ứng… để việc lựa chọn đồ ăn được thực hiện một cách suôn sẻ.

Tokoroten – món ăn khoái khẩu của nhiều người Nhật

 

#10. Người quen đến chơi nhà

Hẳn nhiều người khó chịu khi phải tiếp khách là bạn bè, đồng nghiệp… của đối phương, đặc biệt là khi còn chưa kết hôn. Chính vì thế, cần nói ra suy nghĩ của bản thân về việc này để cả 2 cùng quyết định một số nguyên tắc. Ví dụ như không đến khi người kia đang có nhà, không tới vào ngày nghỉ, cần báo trước…

 

#11. Nói cho đối phương các thói quen, nguyên tắc muốn được tôn trọng của mình

Dù là ai đi nữa đều cũng sẽ có một vài thói quen hoặc cách suy nghĩ cố định không muốn thay đổi. Điều cần làm lúc này là nói ra để đối phương được biết. Ví dụ như không muốn dùng chung khăn, thớt thái đồ sống và đồ chín phải khác nhau…

 

Bạn có đồng ý với những quan điểm trên đây của người Nhật về việc sống thử?

Điều kiện để được nhận tối đa 60 man yên trợ cấp với các cặp đôi kết hôn tại Nhật từ năm 2021

 

Ngọc Oanh (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る