人並み – Giống người khác thì có an toàn không?

Người Nhật có tính cách đặc trưng là “xấu hổ”. Họ ghét việc cảm thấy xấu hổ nên thường không muốn nổi bật so với những người khác và không nói chuyện tích cực trong buổi hội họp.

Văn hoá xấu hổ của người Nhật bắt nguồn từ đâu?

Tiếng Nhật có từ 人並み thể hiện việc bản thân giống với mọi người, không có gì nổi bật hơn mọi người. Hãy cùng phân tích từ này để hiểu thêm về người Nhật nhé!

 

人並み

人並み có nghĩa là bình thường, giống với những người khác.

Ví dụ:

Cuộc sống bình thường như mọi người

Mức lương giống như mọi người (mặt bằng chung)

Khả năng bình thường, không có gì quá xuất sắc đặc biệt

 

Ví dụ sử dụng人並み

(zeitaku na kurashi wo suru yori mo, hitonami no seikatsu ga dekireba jubun desu)

Với tôi thay vì sống xa hoa thì một cuộc sống như bao người là đủ rồi.

 

(hitonami no kyuryo ga moraereba, toku ni fuman wa nai)

Chỉ cần nhận được một mức lương như bao người khác thì không có gì để phải bất mãn.

 

A: とってもギターが上手ですね。

(tottemo gita ga jouzu desune)

Bạn chơi guitar giỏi nhỉ.

B: そんなことありませんよ、人並みですよ。

(sonna koto arimasen yo hitonami desuyo)

Làm gì có chuyện đó, tôi cũng bình thường thôi.

(B thực sự chơi guitar rất giỏi nhưng anh ấy khiêm tốn nói rằng bình chỉ “bình thường”)

 

Lý do人並み được yêu thích

Người Nhật không thích nổi bật hơn những người khác. Họ cảm thấy rằng sự nổi bật có thể khiến mình bị người khác ghen tị, phẫn nộ hoặc ghét bỏ.

Khi bạn giàu lên hoặc có địa vị cao hơn, bạn có thể bị người khác ghen ghét. Điều này đối với người Nhật nói chung là điều không tốt cho lắm. Tuy nhiên, cũng chẳng ai muốn bị coi là ở dưới hoặc ở vị trí thấp hơn những người khác nên người ta sẽ cảm thấy yên tâm nếu mình bình thường như mọi người.

 

Tục ngữ sử dụng人並み với nghĩa tốt

Những người nổi bật hơn những người khác hoặc có tài năng vượt trội hơn những người khác có nghĩa là họ bị người khác ghen tị hoặc quấy rầy.

Địa vị và uy tín càng cao thì càng dễ bị người khác ghen ghét hoặc chỉ trích.

 

Người Nhật thích sự bình thường

Người Nhật có tính quốc dân rằng việc giống như người khác mang lại cho họ cảm giác an toàn. Đặc biệt, họ rất ghét “xấu hổ” nên không muốn mình nổi bật hơn người khác, do đó mà mọi người xu hướng thận trọng về những gì mình nói và làm, tránh những hành động nổi bật so với người khác.

Tuy nhiên trong quá trình quốc tế hóa hiện nay con người ta ngày càng có nhiều cơ hội hơn để bày tỏ ý kiến ​​và khẳng định của mỗi người, đặc biệt đối với thế hệ trẻ 人並み cũng trở nên ít quan trọng. Cách suy nghĩ của người Nhật dường như đang dần thay đổi.

Hãy thử suy nghĩ về những điều trên nhé!

お世辞 – Oseji – Nịnh không phải lúc nào cũng xấu

 

W.DRAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Facebook